Thực hiện Kế hoạch số 327/KH-HĐND ngày 17/8/2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh về việc giám sát tình hình ứng vốn của các công trình XDCB đầu tư từ nguồn vốn NSNN, vốn vay, TPCP; ngày 06/10/2015 Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng chí Đỗ Thanh - Phó Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn; tham gia có Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, đại diện Sở tài chính và Kho bạc nhà nước tỉnh.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở được giao làm chủ đầu tư 23 công trình/dự án hiện đang
triển khai thực hiện. Trong đó, có 08 dự án vốn ngân sách tỉnh, 07 dự án vốn
ngân sách Trung ương, 01 dự án vốn TPCP, 07 dự án vốn ODA; đến ngày 31/8/2015
có 13/23 dự án còn dư ứng.
Trong số 13 dự án còn dư ứng vốn phân bổ
theo kế hoạch, vốn ngân sách tỉnh có 02 dự án (dự án Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo
an toàn hồ Khe Dẻ, xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia; dự án Hệ thống cấp nước tưới
huyện Tĩnh Gia); vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu có 03 dự án (dự án Khu neo
đậu, tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường; dự án Hệ thống đường
phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng huyện Lang Chánh; dự án
cấp nước sạch cho xã Cẩm Vân, xã Cẩm Tâm huyện Cẩm Thủy và xã Yên Lâm huyện Yên
Định); vốn TPCP có 01 dự án (dự án Hợp phần hệ thống kênh Bắc sông Chu – Nam
sông Mã phần BTGPMB); vốn ODA có 07 dự án (dự án Quản lý thiên tai “WB5”; dự án
Phát triển hệ thống tưới kênh Bắc sông Chu – Nam sông Mã “ADB6”; dự án thành
phần nâng cấp hệ thống kênh trạm bơm Nam sông Mã “WB7”; dự án cấp nước sạch và VSMT
NT vùng miền Trung; dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ “dự án
JICA2”; dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm tỉnh Thanh Hóa
“LIFPSAP”; dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Thanh Hóa).
Số vốn đã tạm ứng cho 13 dự án nêu trên là
1.003.215 triệu đồng, đến 31/8/2015 đã hoàn ứng 680.851 triệu đồng (đạt 67,8%),
số dư tạm ứng còn lại là 322.364 triệu đồng (chiếm 32,2% tổng số vốn tạm ứng).
Số vốn tạm ứng chủ yếu ở các gói thầu xây lắp chiếm 66,4%, gói thầu tư vấn
chiếm 27,8% và dư ứng thực hiện bồi thường GPMB là 5,8%. Số dư tạm ứng năm 2012
là 0,4%, năm 2013 là 3,8%, năm 2014 là 41,8% và năm 2015 là 54%.
Số dư tạm ứng trên, theo báo cáo của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do nhiều yếu tố, do quy định trong Hợp đồng
là thu hồi hết vốn tạm ứng khi thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng và hiện nay
giá trị nghiệm thu thanh toán cho các gói thầu đạt thấp, do công tác GPMB chậm
kéo theo không có mặt bằng thi công, không có khối lượng nghiệm thu thanh toán
để thu hồi vốn tạm ứng, do nhà thầu chậm làm hồ sơ thanh toán ....
Sau khi nghe ý kiến của các thành viên Ban, các ngành; kết luận
buổi làm việc, đồng chí Đỗ Thanh, Phó Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh
ghi nhận sự cố gắng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc triển
khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB nhằm tạo cơ sở thúc đẩy sự phát triển của
ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa thời gian qua. Do được tỉnh, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn giao triển khai nhiều dự án đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác
nhau, đồng chí đã đề nghị Sở đánh giá rõ hơn tác động của các dự án đến sự phát
triển của ngành, đánh giá việc quản lý dự án theo từng nguồn vốn, quy trình tạm
ứng, thanh toán, thu hồi vốn tạm ứng ...., đặc biệt làm rõ trách nhiệm của chủ
đầu tư, nhà thầu .... về số dư tạm ứng của các dự án kéo dài từ năm 2013 trở về
trước, giải pháp thu hồi vốn tạm ứng trong thời gian tới.
Những đề xuất, kiến nghị của Sở, ban Kinh tế và Ngân sách tiếp thu
và báo cáo HĐND tại kỳ họp thứ 14, HĐND khóa XVI.
Nguyễn Thị Huệ