Chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, ngày 03/06/2013, Thường trực HĐND tỉnh làm việc với Trường Đại học Hồng Đức để nghe báo cáo kết quả thực hiện Đề án liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài. Đồng chí Lê Thị Thìn – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, đồng chí Trần Đức Thanh – Uỷ viên Thường trực HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có các thành viên Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh, đại diện Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài chính.

tthdnd_4_6_20131.jpg

Theo báo cáo của Trường Đại học Hồng Đức, thực hiện Đề án liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học của trường với các trường đại học nước ngoài, tính đến tháng 3/2013 đã gửi 184 học viên (HV) đi đào tạo tại các trường đại học nước ngoài với tổng kinh phí 4.591.503,34 USD.Trong đó: đại học 21 HV, Thạc sỹ 141 HV, Tiến sỹ 22 HV, thuộc các ngành: Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Kinh doanh – Quản lý, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Chế biến, Kiến trúc xây dựng, Bảo vệ môi trường và một số lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Hiện nay có 48 học viên kết thúc chương trình đào tạo trở về nước. Trong đó, có 24 HV đã được tuyển dụng và đang làm việc tại các cơ quan nhà nước (16 HV về cơ quan cũ, 8 HV được tuyển dụng mới), 17 HV chờ phân công công tác, 7 HV tiếp tục theo học ở trình độ cao hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Đề án còn những tồn tại, hạn chế như: cơ cấu ngành nghề đào tạo trên các lĩnh vực chưa cân đối so với nhu cầu nhân lực của tỉnh, tỷ lệ HV sau khi tốt nghiệp được bố trí việc làm thấp, trường có HV theo học chưa thực sự phải là trường có uy tín và thứ hạng cao trong khu vực. Từ những bất cập trong Đề án, Trường Đại học Hồng Đức đề nghị với tỉnh điều chỉnh về số lượng chỉ tiêu đào tạo từ 500 HV xuống còn 360 HV; điều chỉnh đối tượng tham gia Đề án, nâng cao một số tiêu chuẩn đầu vào, chính sách hỗ chi phí đào tạo.

Tại buổi làm việc, ý kiến của các thành viên Đoàn công tác cho rằng không nên quá chú trọng vào số lượng của Đề án mà chú ý nâng cao chất lượng đầu vào. Để khuyến khích các đối tượng tham gia Đề án và đạt hiệu quả cao, điều quan trọng nhất là cơ chế chính sách tuyển dụng và bố trí sử dụng sau khi học viên hoàn thành chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Thị Thìn - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, yêu cầu Trường Đại học Hồng Đức tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh nội dung tờ trình đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài. Trong đó, cần quan tâm đến việc khảo sát nhu cầu sử dụng nhân lực của các cơ quan đơn vị trong tỉnh để thực hiện đào tạo theo địa chỉ. Cụ thể hóa các chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế của tỉnh. Lựa chọn liên kết với các trường đại học nước ngoài có uy tín, bảo đảm đào tạo chất lượng cao. Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho tỉnh cơ chế tuyển dụng, bố trí sử dụng đối với các học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bảo đảm phù hợp với các quyết định của trung ương. Cân đối nguồn kinh phí thực hiện Đề án phù hợp, đồng thời tạo động lực khuyến khích các đối tượng tham gia Đề án.

Như Hoa


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục
 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
542 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 4.207.478
Trong năm: 1.361.419
Trong tháng: 132.789
Trong tuần: 26.632
Trong ngày: 1.986
Online: 150