Sáng ngày 17/9/2013, Thường trực HĐND tỉnh làm việc với huyện Đông Sơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và một số nội dung khác. Đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng tham gia có các đại biểu HĐND tỉnh đơn vị Đông Sơn và đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

TTHDNDS_18_9_2013.jpg

Trước khi làm việc với lãnh đạo huyện Đông Sơn, Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với UBND xã Đông Xuân, xã nằm trong quy hoạch mở rộng thị trấn Rừng Thông của huyện. Tại đây, đoàn đã được nghe lãnh đạo xã báo cáo sơ bộ về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn xã. Làm việc với lãnh đạo huyện Đông Sơn, qua báo cáo của huyện, 8 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế - xã hội giữ được ổn định và có bước phát triển; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; cải cách hành chính, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện tốt. Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả tương đối toàn diện. Tổng diện tích gieo trồng đạt 10387,7 ha bằng 98,7 % so với kế hoạch và bằng 101,2% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 263.178 triệu đồng, bằng 108,8% so với cùng kỳ. Tổng thu NSNN ước thực hiện 9 tháng đầu năm đạt 53,9 tỷ đồng, đạt 166,8% so với dự toán tỉnh giao. Tổng chi ngân sách huyện thực hiện 108.055 triệu đồng, đạt 43,3% dự toán giao đầu năm. Công tác quản lý đất đai, tài nguyên có chuyển biến tích cực. Hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, bám sát yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của huyện.

Việc thực hiện xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đã được UBND huyện ban hành Đề án. Theo đó, diện tích xây dựng vùng thâm canh lúa của huyện đến năm 2013 là 3.700 ha, thực hiện ở 14 xã. Tổng diện tích canh tác đã thực hiện được đến năm 2013 là 3.700 ha, đạt 100% kế hoạch. Cơ cấu giống trong vùng thâm canh lúa được các xã lựa chọn và chỉ đạo quy vùng sản xuất cho từng giống tạo điều kiện cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thuận tiện cho việc đưa cơ giới hóa vào phục vụ sản xuất.

Việc giải quyết giáo viên dôi dư trên địa bàn huyện đã và đang được huyện quan tâm, giải quyết, đạt được những kết quả nhất định.

Việc đào tạo nghề cho lao đồng nông thôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn đã tập trung chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác xuất khẩu lao động; trong chỉ đạo đã gắn kết giữa đào tạo với sử dụng lao động và giải quyết việc làm, quan tâm đến việc củng cố duy trì những nghề sẵn có phù hợp với điều kiện của địa phương, từng bước gắn việc đào tạo nghề với chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh việc hoàn thiện các tiêu chí của các địa phương trong xây dựng nông thôn mới.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện Đông Sơn, đồng thời cũng chỉ rõ những mặt tồn tại, hạn chế, đó là: số doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn ít, cần có cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp; việc đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn hiệu quả còn thấp. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, huyện cần quan tâm đến việc khai thác quỹ đất, đầu tư hạ tầng để thực hiện mục tiêu xây dựng đô thị vệ tinh cho TP. Thanh Hóa trong tương lai; cần quan tâm xây dựng trung tâm thương mại của huyện; bố trí xen cư để tăng nguồn thu; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý thu ngân sách cấp xã; đối với số giáo viên dôi dư trên địa bàn huyện cần đưa ra tiêu chí phù hợp để điều động, thuyên chuyển.

Đối với những kiến nghị, đề xuất của huyện, thay mặt đoàn công tác đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận, tiếp tục đề xuất đến các cơ quan có thẩm quyền quan tâm, giải quyết./.

Đào Thùy Linh


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
542 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 4.205.214
Trong năm: 1.358.513
Trong tháng: 138.875
Trong tuần: 31.003
Trong ngày: 4.767
Online: 99