Ngày 6 tháng 9 năm 2013, Ban pháp chế HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát về công tác quản lý, sử dụng đất đai tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn. Đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban pháp chế HĐND, Ủy ban nhân dân huyện Thường Xuân; Hạt kiểm lâm nhân dân huyện Thường Xuân; Chủ tịch UBND các xã Luận Khê, Luận Thành, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc và xã Vạn Xuân huyện Thường Xuân.
Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đẳn
tiền thân là Lâm trường Sông Đằn được tách ra từ Lâm trường Thường Xuân. Căn cứ
Quyết định số 138/2006/QĐ-TTg ngày 16/6/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc UBND tỉnh
Thanh Hóa, ngày 07/11/2006, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số
3215/QĐ-UBND chuyển Lâm trường Sông Đằn thành Ban quản lý rừng phòng hộ Sông
Đằn. Hiện nay tổng diện tích đơn vị đang quản lý sử dụng là 6576,1 ha, nằm trên
địa bàn của 6 xã Luận Khê, Luận Thành, Tân Thành, Xuân Thắng, Xuân Lộc, Vạn
Xuân.
Với
nhiệm vụ được giao là tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng
hộ, rừng sản xuất; trong những năm qua Ban quản lý rừng đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện việc quản lý sử dụng đất đai
cơ bản theo đúng quy hoạch, mục đích và Luật đất đai. Thực hiện giao khoán cho
cán bộ, công nhân viên và nhân dân là 2648,6 ha, tự tổ chức sản xuất là 3684,5
ha. Thường xuyên tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
nhà nước đặc biệt là Luật bảo vệ và phát triển rừng đến người dân. Đồng thời
phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và Hạt kiểm lâm huyện tăng cường
tổ chức tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại
rừng. Vì vậy an ninh rừng cơ bản được giữ vững, không xảy ra tình trạng cháy
rừng. Tổ chức trồng rừng 628,2 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 400 ha, tăng độ
che phủ rừng từ 43% lên 70% góp phần cải thiện môi trường trong khu vực, tạo
việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giữ
gìn an ninh trật tự trên địa bàn.
Tuy
nhiên công tác quản lý sử dụng đất của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn vẫn
còn một số hạn chế, khuyết điểm đó là:
Công
tác quản lý đất của đơn vị chưa chặt chẽ nên việc lấn chiếm đất giữa các hộ
nhận khoán vẫn xảy ra. Một số diện tích đất của Ban quản lý giao trùng với diện
tích giao đất cho dân theo Nghị định số 2 - CP ngày 15/1/1994. Việc khai thác
vận chuyển gỗ bất hợp pháp với quy mô nhỏ lẻ còn diễn ra. Công tác rà soát, cắm
mốc địa giới, phân định đất của Ban quản lý với đất của nhân dân chưa được thực
hiện. Hiện tại đơn vị có 686 ha đất chưa có rừng. Tình trạng sơ hở trong việc
cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được khắc phục, vì vậy
trong cùng một thửa đất có cùng 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi nghe
báo cáo của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đẳn, ý kiến thảo luận của các thành
viên Ban pháp chế HĐND tỉnh, các ngành có liên quan. Đồng chí Trần Quang Đảng,
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Trưởng ban pháp chế
HĐND tỉnh kết luận buổi làm việc đồng chí đề nghị trong thời gian tới Ban quản
lý rừng phòng hộ Sông Đằn nâng cao tinh thần trách nhiệm thường xuyên kiểm tra,
quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất của các hộ nhận khoán. Tuyên truyền cho các
hộ nhận khoán phải sử dụng đất đúng mục đích theo hợp đồng khoán, không được
chuyển nhượng trái phép diện tích đất nhận khoán. Tăng cường phối hợp với Hạt
kiểm lâm huyện để ngăn chặn nạn phá rừng, vận chuyển gỗ trái phép. Thường trực
HĐND huyện và Ban pháp chế HĐND huyện xây dựng chương trình giám sát việc chấp
hành pháp luật trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện. Ủy ban nhân dân huyện
Thường Xuân chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với Ban quản lý rừng
phòng hộ giải quyết dứt điểm việc trùng lấn đất giữa Ban quản lý với diện
tíchđất đã giao cho các hộ dân theo
Nghị định 02- CP.
Cuối cùng đồng chí ghi nhận những kiến nghị của
Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn để kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết theo luật
định./.
Lê Thị Hương