Ngày 06 tháng 9 năm 2013, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã làm việc tại huyện Ngọc Lặc về tình hình kinh tế - xã hội; quốc phòng - an ninh 8 tháng, ước thực hiện năm 2013; việc triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014 và một số nội dung quan trọng khác. Tham gia Đoàn công tác có đồng chí Trần Đức Thanh, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh; Tổ đại biểu HĐND đơn vị Ngọc Lặc, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên - Môi Trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cùng tham gia có đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh.

tt_7_9_20131.jpg

Trước khi có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Ngọc Lặc, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh đã thăm cơ sở sản xuất phân bón viên nén tại xã Nguyệt Ấn và gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và nhân dân thôn 5 xã Lam Sơn. Tại đây, cử tri đã bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc xung quanh các vấn đề như: Người dân thiếu đất sản xuất, phải thuê lại đất của Công ty TNHH Một thành viên Lam Sơn với giá cao; cách tính số lượng cây cao su trên đơn vị diện tích của Công ty là không chính xác gây bất lợi cho người dân; một số cam kết của Tổng Công ty Mía đường Lam Sơn đối với người dân trồng mía chưa được thực hiện; đường giao thông từ trung tâm xã đến thôn bị xuống cấp nghiêm trọng, mặc dù được kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được nâng cấp, sửa chữa; có tình trạng người xã khác sang canh tác trên diện tích đất của thôn 5 trong khi nhân dân trong thôn lại thiếu đất sản xuất; thôn 5 xa trung tâm xã nhưng vẫn chưa có nhà trẻ và khu lẻ của trường Tiểu học nên rất khó khăn trong việc học tập của các cháu học sinh…cử tri đề xuất chuyển đất trồng lúa về cho địa phương quản lý, Công ty TTNHH Một thành viên Lam Sơn cần phải xem xét lại cách tính quản lý phí đối với các diện tích đất cho thuê.

Tại buổi đối thoại và tiếp xúc cử tri, đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Lam Sơn, đại diện lãnh đạo các sở đã trao đổi, giải trình làm sáng tỏ các ý kiến kiến nghị của cử tri. Phát biểu ý kiến với cử tri thôn 5, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã bày tỏ sự thông cảm sâu sắc đối với những khó khăn của nhân dân, đồng chí đề nghị các sở, ngành, đơn vị có liên quan quan tâm hỗ trợ huyện Ngọc Lặc và xã Lam Sơn; cần có những biện pháp tích cực, khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, bất cập hiện nay.

Chiều cùng ngày, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Ngọc Lặc về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 8 tháng, ước thực hiện năm 2013; việc triển khai xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2014; tình hình thực hiện cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển cây cao su; việc giải quyết giáo viên dôi dư trên địa bàn huyện; tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; việc thu hồi đất của các nông trường trên địa bàn sử dụng không hiệu quả để giao cho người dân địa phương quản lý, sử dụng; việc phối hợp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo quyền lợi cho nông dân trồng mía trên địa bàn.

Theo báo cáo của UBND huyện, 8 tháng đầu năm kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện vẫn tiếp tục phát triển, quốc phòng – an ninh được giữ vững. Năng xuất lúa cả năm ước đạt 49,5 tạ/ha, ngô ước đạt 43, 2 ta/ha. Sản lượng mía nguyên liệuvụ 2012- 2013 đạt 211.786 tấn, tăng 290 tấn so với vụ 2011- 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước 170, 4 tỷ đồng, đạt 78,6% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ và dịch vụ đạt 178, 4 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch. Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được quan tâm. Hoạt động văn hóa thông tin đã tập trung tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đã được các cơ quan thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Về kết quả thực hiện cơ chế hỗ trợ phát triển cao su, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động đấu mối với các đơn vị có chức năng ký hợp đồng dịch vụ cung ứng giống cho nông dân, đảm bảo đủ giống theo cơ cấu giống. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cơ chế chính sách còn một số khó khăn như: Hướng dẫn về thủ tục hồ sơ xác định tiêu chuẩn, chất lượng giống cao su năm 2011, 2012 chưa cụ thể, rõ ràng, khó thực hiện; mức hỗ trợ cho 1 ha còn thấp so với mức đầu tư trồng mới, giá giống cao su trên địa bàn còn cao.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan với Tổng Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn đã được huyện quan tâm. Tuy nhiên, một số khó khăn vẫn chưa được giải quyết như: việc đổi mới giống mía của công ty còn chậm, giống cũ vẫn còn nhiều, phương thức đầu tư ứng trước cho thâm canh vẫn còn nhiều bất cập.

Việc giải quyết giáo viên dôi dư trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn do số giáo viên dôi dư bậc THCS còn quá nhiều (217người).

Việc thu hồi đất của các nông trường sử dụng không hiệu quả để giao cho người dân địa phương quản lý, sử dụng tại 3 Công ty TNHH Một thành viên (từ năm 2006 đến nay) là 623 ha. Việc quản lý sử dụng đất sau khi bàn giao đã được thực hiện đã được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Các ý kiến tham gia tại Hội nghị cơ bản thống nhất với nội dung của Báo cáo của UBND huyện, đồng thời có nhiều ý kiến đóng góp để tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện Ngọc Lặc.

tt_7_9_20132.jpg

Phát biểu ý kiến kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận những kết quả đạt được của huyện Ngọc Lặc trong thời gian qua, đồng thời thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, tồn tại của huyện trong đó nổi lên là huyện chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế với vị trí địa lý là trung tâm của Miền Tây để tăng tốc phát triển. Đồng chí đề nghị, trong thời gian tới, huyện cần quan tâm thực hiện công tác quy hoạch các vùng nguyên liệu mía, luồng; quy hoạch đất trồng cỏ để phát triển chăn nuôi; quan tâm thu hút đầu tư cụm công nghiệp; phối hợp với Ngân hàng để giúp đỡ nhân dân vay vốn sản xuất; chỉ đạo các xã, các chủ đầu tư thực hiện quyết toán các công trình; quản lý tốt các nguồn thu cấp xã; chỉ đạo phòng Tư pháp phối hợp với Công ty THHH Một thành viên Lam Sơn hướng dẫn người dân xã Lam Sơn trong việc kí kết hợp đồng kinh tế trên cơ sở dân chủ, đúng pháp luật. Về vấn đề giải quyết giáo viên dôi dư, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị huyện cần có báo cáo và đề xuất cụ thể về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục với các sở ngành chức năng để đảm bảo sự công bằng trong việc phân bổ biên chế sự nghiệp giáo dục

Đối với những kiến nghị của huyện, thay mặt Đoàn công tác, đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận, đề xuất các cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm giải quyết./.

 Lê Như Tú


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
542 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 4.205.672
Trong năm: 1.361.419
Trong tháng: 132.789
Trong tuần: 26.632
Trong ngày: 181
Online: 55