Để xem xét cụ thể về giá rừng trồng keo trên địa bàn tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã thành lập đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Ngọc Liệu Phó Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh làm trưởng đoàn khảo sát giá rừng keo tại huyện Thường Xuân; tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Chi cục Kiểm Lâm, Sở Tài chính, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
Đoàn công tác
đã khảo sát thực tế tại thôn Nà Mén xã Vạn Xuân và một số cơ sở thu mua gỗ keo.
Theo nhân dân thôn Nà Mén, mỗi ha rừng trồng keo từ 6-7 năm tuổi khi khai thác
cho sản lượng 60-70 tấn keo nguyên liệu giấy, cho thu nhập từ 60-70 triệu đồng/ha;
loại keo trồng từ 9-12 năm, gỗ có thể sử dụng làm đồ gia dụng có giá bán trên
thị trường từ 120-150 triệu đồng/ha, nhưng diện tích loại keo này rất ít. Gía
bán keo trên sau khi trừ chi phí khai thác vận chuyển thì người trồng rừng chỉ
được hưởng khoảng 50%.
Làm việc với đoàn công tác có lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện, Hạt Kiểm
lâm, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài chính – Kế hoạch. Đại diện Chi cục Kiểm lâm và đơn vị tư vấn đã
báo cáo quá trình xây dựng giá rừng sản sản xuất là rừng keo. Lãnh đạo Uỷ ban
nhân dân huyện và các phòng liên quan cơ bản nhất trí với bảng giá rừng trồng keo
do Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng. Tuy nhiên theo huyện giá rừng keo của
Thường Xuân thấp hơn các huyện Như Xuân, Lang Chánh là chưa phù hợp vì điều
kiện tự nhiên của các huyện này là như nhau.
Sau khi thảo luận, trao đổi trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn và đi đến
thống nhất; đồng chí Nguyễn Ngọc Liệu Phó Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân
tỉnh Trưởng đoàn công tác đã phát biểu tiếp thu các ý kiến của huyện để báo cáo
lại với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh có ý kiến khi xem xét Tờ trình của
Uỷ ban nhân dân tỉnh về quy định giá các loại rừng.
Lê Quốc Thành