Chiều ngày 21 tháng 6 năm 2014, Ban pháp chế HĐND tỉnh đã làm việc với Chi Cục quản lý thị trường về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh trong thời gian từ năm 2012 đến nay.
Đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc. Dự buổi làm việc có đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
Nhận thức đầy đủ, sâu sắc ý nghĩa và
tầm quan trọng trong công tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại
trong những năm qua, nhất là những năm gần đây Chi cục quản lý thị trường đã có
nhiều cố gắng tham mưu cho Ban chỉ đạo 127 tỉnh xây dựng, ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng
giả và gian lận thương mại. Phối hợp với
Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa đưa tin về tình hình cung -
cầu giá cả hàng hóa thị trường; những thủ đoạn buôn lậu, hàng giả và gian lận thương
mại; kết quả kiểm tra, xử lý những vụ việc điển hình; sử dụng băng rôn, khẩu
hiệu tuyên truyền trên các tuyến đường, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
Phối hợp với các ngành chức năng như Công an, Biên phòng, Hải quan, Thuế, Tài
chính, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác kiểm tra,
kiểm soát thị trường ngăn chặn buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Lãnh
đạo Chi cục đã coi trọng việc củng cố,
kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cường quản lý, giáo dục, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ và kiểm tra viên. Trên cơ sở thực tế của từng địa bàn, lực
lượng phòng, chống buôn lậu của QLLT đã xây dựng ban hành 21 phương án, kế hoạch kiểm tra chuyên đề về một số lĩnh vực:
Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm tra giống, phân bón, thức ăn chăn
nuôi; kiểm tra gia súc, gia cầm nhập lậu; xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; mũ bảo
hiểm, xe đạp điện, xe máy điện; mặt hàng thủy sản; thuốc lá điếu; đường, sữa…
Kết quả đã kiểm tra 18.583 vụ, chuyển
khởi tố hình sự 17 vụ, xử lý 16.874 vụ. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là thức ăn
chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tân dược quá hạn sử dụng, mì chính, nội
tạng động vật không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, đồ chơi trẻ em kích động bạo
lực, pháo, thuốc nổ, hóa mỹ phẩm, rượu ngoại, dầu máy FONo3....
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Thị Thìn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh
ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khẳng định trong thời gian qua Chi cục
quản lý thị trường đã có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ được giao, kết
quả đó đã góp phần bình ổn thị trường, bảo vệ sức khỏe, quyền và
lợi ích của người tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời cũng thẳng
thắn chỉ rõ những hạn chế yếu kém. Đồng chí đề nghị trong thời gian tới, Chi
cục quản lý thị trường trên cơ sở nắm tình hình và yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng
kế hoạch, tổ chức lực lượng triển khai thực hiện toàn diện, có hiệu quả trên
từng lĩnh vực, đồng thời tổ chức kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; xây dựng kế
hoạch kiểm tra, kiểm soát theo từng mặt hàng, tuyến địa bàn trọng điểm trong đó
chú trọng lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, vật tư nông nghiệp, hàng giả,
hàng nhái... thực hiện tốt các quy chế phối hợp đồng thời ký quy chế phối hợp
với Ủy ban MTTQ, đoàn thể; chi cục quản lý thị trường cần làm tốt công tác tham
mưu cho Ban chỉ đạo 127 tỉnh trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu,
hàng giả và gian lận thương mại.
Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí
Trần Quang Đảng đã ghi nhận những nỗ lực cố gắng của Chi cục quản lý thị trường
trong thời gian qua, đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại đó là hiện
nay công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật thực hiện chưa
thường xuyên, chưa phù hợp với từng đối tượng, mang tính thời vụ. Nội dung
tuyên truyền chậm đổi mới, nhiều văn bản quy định của pháp luật người dân chưa
hiểu, chưa biết; kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm của Chi cục quản lý
thị trường tuy đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả xử lý về hàng cấm, hàng giả,
hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, chưa tương xứng với tình
hình phức tạp đang diễn ra hiện nay; ít phát hiện được những vụ vi phạm lớn về
hình sự chuyển các cơ quan chức năng
điều tra, truy tố, xét xử. Công tác quản lý địa bàn, nắm đối tượng, đánh giá
tình hình diễn biến thị trường, nhất là các cơ sở kinh doanh các mặt hàng kinh
doanh có điều kiện, không đảm bảo vệ sinh ATTP, các mặt hàng thuộc danh mục
bình ổn giá còn hạn chế, thiếu chủ động. Việc kiểm tra, kiểm soát các trung tâm
thương mại, các siêu thị, kiểm tra trên khâu lưu thông, nơi phát luồng hàng
hóa, các doanh nghiệp sản xuất, các nhà phân phối hàng hóa trên địa bàn còn hạn
chế. Số ít cán bộ kiểm tra năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn
chế, trong kiểm tra, kiểm soát còn thụ động chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Để ngăn
chặn và đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa
bàn, đề nghị Chi cục quản lý thị trường cần đổi mới
nội dung, hình thức, phổ biến tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thực hiện
việc công khai những vi phạm qua thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là vi phạm hàng
giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm để cung
cấp thông tin, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng. Chủ trì phối hợp các ngành chức năng tham mưu
cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ đạo 127 tỉnh có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo
công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại. Phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên trách trong việc đấu tranh phòng, chống
buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại; các cơ quan trong việc thông tin
tuyên truyền; các địa phương từ khâu tổ chức quán triệt, tuyên truyền đến thực
hiện kiểm tra, xử lý. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đội quản
lý thị trường, động viên, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành
tích xuất sắc trong thực thi công vụ./.
Lê Hương