Thực hiện Chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2014 và chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, ngày 22/8 Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về Việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; Tình hình, kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh từ tháng 9/2012 đến nay. Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có đồng chí Lê Thị Thìn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Nội vụ; Lãnh đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 2.179 trường học, trong đó khối giáo dục 2.162 trường với hơn
715.000 HS; khối đào tạo có 17 trường với trên 44.000 HS - SV. Trong những năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo đã
phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện kịp thời chính sách của
Đảng và Nhà nước liên quan đến giáo dục và đào tạo, đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công
chức, viên chức đặc biệt
là chính sách miền núi dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, chính sách về phổ cập
giáo dục, xóa mù chữ...
Đối với giáo dục mầm non, quy mô trường lớp ngày
càng ổn định và phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc và giáo
dục trẻ. Hiện nay, tất cả các xã, phường, thị trấn đều có trường mầm non; với
658 trường, trong đó: 649 trường mầm non công lập, 09 trường mầm non tư thục; 14.784 cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Số trẻ đến trường có 184.067 cháu đạt tỷ lệ 63%, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến
trường đạt tỷ lệ 99,6%.
Về Quy mô giáo
dục phổ thông có 1.470
trường, trong đó 713 trường tiểu học; 638 trường THCS; 12 trường tiểu học và
THCS; 101 trường THPT, 06 trường THCS và THPT. Thực trạng về đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lý năm 2014: đối với
cấp tiểu học biên chế giao 16.545 người, hiện
có 16.653 người (thừa 108 chỉ tiêu);cấp
THCS biên chế giao14.123 người, hiện có 16.024 người (thừa 1.901 chỉ tiêu).
Theo báo cáo của Sở hiện nay, các huyện, thị, thành phố đang tiếp tục thực hiện
việc điều động, bố trí, sắp xếp giáo viên THCS dôi dư xuống giảng dạy hoặc làm nhân
viên hành chính ở các trường tiểu học và bố trí công tác tại các trung tâm học
tập cộng đồng theo quy định tại Quyết định số 3678/2011/QĐ-UBND ngày 08/11/2011
của UBND tỉnh và thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo về việc tăng
cường dạy học 2 buổi/ngày.
Đối
với khối trường THPT và các đơn vị trực thuộc Sở, CBQL trong các đơn vị được
xem xét đề bạt, bổ nhiệm luôn đảm bảo đúng theo quy định về số lượng và có chất
lượng. Tổng số giáo viên hiện có 5.347 người, với quy mô trường, lớp hiện nay,
tính tối đa định biên thừa 271 giáo viên nhưng lại có tình trạng thiếu cục bộ
259 giáo viên các bộ môn theo vùng miền. Hầu hết các vùng khó khăn, miền núi
vẫn thiếu giáo viên theo định biên như các trường THPT Mường Lát thiếu 8 giáo
viên, Quan Hóa thiếu 9 giáo viên; hiện tượng thừa giáo viên chủ yếu tập trung ở
những trường trên địa bàn thành phố và vùng có đời sống kinh tế thuận lợi như THPT Lưu Đình Chất thừa 20 giáo viên; THPT
Lê Viết Tạo thừa 25 giáo viên. Từ tháng 01/2012 đến nay, Sở không tuyển giáo
viên bậc THPT.
Về kết quả khảo sát mô hình sát nhập các trường Tiểu học, THCS: Toàn
tỉnh có 9 trường đã sáp nhập theo mô hình trường 2 cấp học tại các huyện Hoằng
Hóa, Đông Sơn, Như Xuân và 01 trường THCS theo mô hình trường THCS liên xã
theo cấp học đã đi vào hoạt động.
Nhờ
huy động tối đa các tiềm lực kinh tế, xã hội của các địa phương đầu tư cho giáo
dục, tăng cường chỉ đạo các nhà trường huy động các nguồn lực xã hội hóa giáo
dục từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nhà trường nên đến nay toàn tỉnh có
977/2179 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt
tỷ lệ 44,8 %.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã trao đổi, làm rõ
những tồn tại, hạn chế của ngành Giáo dục và Đào tạo như
quy hoạch mạng lưới giáo dục hiện nay không còn phù hợp, việc đầu tư cơ sở vật
chất tại một số huyện còn gây lãng phí, công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ
quản lý, cán bộ phòng giáo dục còn nhiều bất cập, số giáo viên dôi dư còn quá
nhiều; chất lượng dạy và học, kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế chưa
xứng tầm với quy mô của một tỉnh lớn; việc thực hiện chế độ chính sách cho cán
bộ giáo viên và học sinh tại một số huyện chưa nghiêm túc; công tác thanh tra,
kiểm tra của ngành chưa thường xuyên...
Phát biểu kết
luận buổi làm việc, đồng chí Đỗ Trọng Hưng,Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng ban
Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh đánh giá cao kết quả mà ngành giáo dục đạt được
trong những năm qua, đồng thời đề nghị ngành tiếp tục thực hiện tốt một số
nhiệm vụ như: nghiên
cứu rà soát tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển sự
nghiệp giáo dục tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số
3456/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho phù hợp với
tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; sớm đề xuất cơ chế chính sách phù hợp áp dụng đối với
các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc
thực thi nhiệm vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dạy và
học trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra việc đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất trường học, xây dựng trường chuẩn Quốc gia; khắc phục tình trạng các phòng
học bỏ trống tại một số huyện trên địa bàn tỉnh.
Những kiến nghị, đề xuất của ngành, Ban Văn hóa - Xã
hội HĐND tỉnh sẽ tổng hợp trình HĐND tỉnh kỳ họp tới.
Lê Như
Hoa