Ngày 24 tháng 4 năm 2015, Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh làm việc với UBND huyện Vĩnh Lộc về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực khai thác, chế biến tiêu thụ tài nguyên khoáng sản.
Đồng chí Trần Quang Đảng, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra tỉnh.
Trước khi làm việc với
UBND huyện, đoàn công tác đã đi khảo sát thực tế về tình hình khai thác, chế
biến đá của Công ty CP Đầu tư Hà Thanh tại mỏ đá ở khu vực xã Vĩnh Minh.
Theo báo cáo của huyện Vĩnh Lộc, tài nguyên khoáng sản chủ yếu
trên địa bàn huyện là cát, đá. Đây là nguồn nguyên liệu chính cho xây dựng cơ sở
hạ tầng ở địa phương. Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc được UBND tỉnh cấp
phép khai thác đá làm vạt liệu xây dựng thông thường cho 05 đơn vị với diện
tích 27,97 ha, 04 đơn vị khai thác cát; 03 bãi tập kết kinh doanh cát và 01 đơn
vị khai thác đất phục vụ cho san lấp mặt bằng và 02 đơn vị khai thác đất sét để
sản xuất gạch, ngói. Về cơ bản các doanh nghiệp khai thác đều có các thủ tục
khai thác theo quy định, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước; đầu tư
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian qua UBND huyện Vĩnh Lộc đã tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, luật bảo vệ môi trường cho cán
bộ, nhân dân và các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh khoáng sản. Đồng thời
tăng cường công tác kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản nhằm phát hiện, xử
lý kịp thời các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân. Kết quả kiểm tra và xử lý
vi phạm hành chính trên 80 triệu đồng. Do đó đã hạn chế được hoạt động khai
thác, tập kết khoáng sản trái phép.
Phát biểu kết luận buổi làm việc,
đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh
ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh khẳng định trong thời gian qua huyện Vĩnh Lộc
đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các
ban, ngành, tổ chức đoàn thể đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Một
số doanh nghiệp đã đầu tư khai thác đá với quy mô lớn; doanh nghiệp khai thác,
chế biến, kinh doanh đá đã có bước phát
triển cung cấp nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực sản xuất, đóng góp đáng kể cho
ngân sách nhà nước và góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương. Đồng thời cũng thẳng thắn
chỉ rõ những khuyết điểm đó là tình trạng khai thác cát trái phép vẫn diễn ra
tại một số xã trên địa bàn huyện. Đa số các doanh nghiệp đều không trang bị bảo
hộ lao động, không thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Các
doanh nghiệp thực hiện khai thác đá chưa đúng quy trình theo phương án đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt gây nguy hiểm cho người lao động Tại thời điểm kiểm
tra, giám đốc điều hành mỏ của các đơn vị khai thác đá không có mặt tại hiện
trường, có doanh nghiệp chưa có giám đốc điều hành mỏ. Tình trạng các doanh
nghiệp khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản kê khai thiếu thuế tài
nguyên và phí bảo vệ môi trường, chưa thực hiện nộp tiền thuê đất…vẫn còn xảy
ra. Đồng chí đề nghị thời gian tới huyện tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải
pháp nhằm quản lý chặt chẽ nguồn tài
nguyên khoáng sản trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp
luật về khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản, cán
bộ, tài nguyên môi trường cấp huyện, xã và người dân nơi có khoáng sản. Thường
xuyên kiểm tra, giám sát các đơn vị khai thác tài nguyên khoáng sản theo thẩm
quyền được giao, trong đó chú trọng kiểm tra việc quản lý và chấp hành các quy
định về khai thác và an toàn vật liệu nổ; thực hiện chế độ an toàn lao động và
chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động; vệ sinh lao động; bảo vệ tài nguyên,
môi trường. Khuyến khích các doanh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khai thác. Đồng
chí cũng ghi nhận, tiếp thu các kiến nghị của huyện để tổng hợp kiến nghị UBND
tỉnh và các cơ quan chức năng xem xét giải quyết.
Lê Hương