Để chuẩn bị nội dung cho kỳ họp thứ ba Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, ngày 09, 10 tháng 3 năm 2017, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tiến hành khảo sát việc thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, giai đoạn 2010 – 2016 trên địa bàn Cẩm Thủy và huyện Thường Xuân, Ông Lê Nhân Đồng Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, cùng tham dự có Thường trực HĐND huyện, Phó trưởng Ban chuyên trách Ban Dân tộc HĐND huyện và các phòng có liên quan.

 DT1032017.jpg

Ngày 09 tháng 3, Đoàn trực tiếp đến khảo sát công trình tại các xã: Cẩm Tân; Cẩm Vân; Cẩm Tú; Cẩm Quý huyện Cẩm Thủy.

Theo báo cáo của UBND huyện tổng số công trình đã được tỉnh phê duyệt trong quy hoạch gồm: 35 hồ, 44 đập và 09 trạm bơm, trên 350 km kênh mương.

Giai đoạn 2010 – 2016 trên địa bàn toàn huyện đầu tư xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp  được 97 công trình (12 hồ, 08 bai đập, 19 trạm bơm, 58 tuyến kênh mương dài 152 km, với tổng kinh phí là 98,838 tỷ đồng trong đó, ngân sách Trung ương 86,145 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 7,512 tỷ, ngân sách huyện 3,805 tỷ, ngân sách xã là 1,376 tỷ đồng, phục vụ tưới tiêu chủ động cho 8498 ha/năm, từng bước giải quyết nhu cầu cấp thiết của nhân dân về phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chông thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Sau khi đi thực tế các công trình, làm việc tại 04 xã và qua báo cáo của UBND huyện, ý kiến các thành viên trong đoàn, ý kiến tiếp thu giải trình làm rõ của lãnh đạo các xã, thay mặt đoàn công tác, Ông Lê Nhân Đồng Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, ghi nhận những kết quả đạt được của huyện,  xã trong việc đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi thiết kế chuẩn theo tiêu chí an toàn hồ, đập, mục tiêu đầu tư các hạng mục sát đúng với nhu cầu cần thiết cho công tác phòng chống thiên tai và phục vụ sản xuất nông nghiệp nên ngay khi hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, góp phần vào việc phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên địa bàn huyện còn một số vấn đề cần lưu ý như: việc hướng dẫn sử dụng tiền thủy lợi phí cần được thống nhất trong toàn huyện, (hiện nay tiền chi cho người vận hành các công trình thủy lợi có xã 25%, xã 30%); có những công trình xây dựng xong không phát huy hiệu quả để lãng phí tiền của nhà nước, huyện chưa kịp thời đề xuất với tỉnh chuyển đổi hình thức quản lý ( Trạm bơn 1 xã Cẩm Vân làm từ nguồn vốn WB, hiện nay công ty thủy nông sông chu quản lý); nhiều công trình xuống cấp có nguy cơ cao về mất an toàn (07 hồ, 03 đập).

 DT_10320171.jpg

​​      ​    Ngày 10 tháng 3, trước khi làm việc với các xã, Đoàn trực tiếp đến khảo sát công trình tại  xã: Xuân Cao; Xuân Lẹ; Xuân Thắng; Vạn Xuân huyện Thường Xuân.

Theo báo cáo của UBND huyện tổng số công trình đã được tỉnh phê duyệt trong quy hoạch gồm: 09 hồ, 23 đập và  gần 352 km kênh mương.

Giai đoạn 2010 – 2016 trên địa bàn toàn huyện đầu tư xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp  được 07 công trình (02 hồ, 01 bai đập, 04 tuyến kênh mương dài hơn 8 km, với tổng kinh phí là 43,914 tỷ đồng trong đó, ngân sách Trung ương 0,409 tỷ đồng, ngân sách tỉnh là 43,505 tỷ đồng, phục vụ tưới tiêu chủ động cho 3468 ha, từng bước giải quyết nhu cầu cấp thiết của nhân dân về phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Tại buổi làm việc với huyện Thường Xuân, Ông Lê Nhân Đồng Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, ghi nhận những kết quả đạt được của huyện,  xã trong việc đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi, công tác điều tra, khảo sát, thẩm định thiết kế chuẩn theo tiêu chí an toàn hồ, đập, mục tiêu đầu tư các hạng mục sát đúng với nhu cầu cần thiết cho công tác phòng chống thiên tai và phục vụ sản xuất nông nghiệp nên ngay khi hoàn thành đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, phục vụ chuyển đổi cơ cấu và sản xuất nông nghiệp, thâm canh tăng năng xuất cây trồng, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được trên địa bàn huyện còn một số vấn đề cần lưu ý như: Cần huy động nguồn vốn xã hội hóa để kiên cố hóa kênh mương nội đồng đáp ứng yêu cầu phục vụ tưới tiêu cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Mặt khác các hồ, đập chưa được đầu tư có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, trước mắt huyện, xã phải huy động nhân dân gia cố các hồ, đập bằng đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân trong mùa mưa lũ./.

   

Doãn Ngọc​ Hài​


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
542 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 4.187.161
Trong năm: 1.349.506
Trong tháng: 144.449
Trong tuần: 30.926
Trong ngày: 3.450
Online: 78