Ngày 13 tháng 6 năm 2013, Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát việc xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch tại Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh. Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Trần Đức Thanh, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh; thành viên Ban Văn hóa Xã hội; đại diện lãnh đạo một số sở ngành có liên quan. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban chủ trì buổi làm việc.
Khu
di tích lịch sử Lam Kinh được UBND tỉnh lập quy hoạch với quy mô 300ha bao gồm
5 phân khu: Khu dịch vụ thương mại, khu resort, khu du lịch văn hóa bản địa,
khu vui chơi giải trí, khu tái định cư và thương mại. Từ sau khi quy hoạch chi
tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử Lam Kinh được phê duyệt
đến nay đã thực hiện được một số dự án như: Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích
gồm 11 hạng mục với tổng dự toán khoảng 240 tỷ đồng, đã đầu tư được 178 tỷ
đồng, có 10 hạng mục đã được đưa vào sử dụng; dự án bảo tồn tôn tạo đường nam
cầu Bạch đến Hồ Tây với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ đồng đã được giải ngân 100%.
Ngày 27/9/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp loại Khu di tích Lam
Kinh là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch
đã được quan tâm. Ban Quản lýdi tích
lịch sử Lam Kinh được thành lập năm 2009. Ngay sau khi đi vào hoạt động, công
tác khai thác, phát triển tiềm năng du lịch đã có những khởi sắc. Lượng khách
đến tham quan năm sau cao hơn năm trước, nguồn thu tăng theo hàng năm. Ban Quản
lý di tích lịch sử Lam Kinh đã thực hiện tốt công tác sưu tầm các giá trị văn
hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và triều đại Nhà
Lê bổ sung vào phòng trưng bày. Mỗi năm gần 100 hiện vật có giá trị được sưu
tầm để giới thiệu cho du khách;phối hợp
với chính quyền địa phương thực hiện công tác bảo vệ di tích, phòng cháy chữa
cháy rừng, bảo vệ an toàn Khu di tích.
Các ý kiến phát biểu tại buổi giám sát
đều khẳng định tầm vóc to lớn, của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và Triều đại Nhà Lê
đồng thời khẳng ý nghĩa lịch sử , văn hóa, tâm linh của Khu di tích không chỉ
đối với tỉnh ta mà trên cả nước. Ghi nhận những kết quả đã đạt được trong việc
quy hoạch, quản lý quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch Khu di tích lịch sử
Lam Kinh, song các thành viên trong đoàn giám sát cũng thẳng thắn chỉ ra những
hạn chế, yếu kém như: Công tác quản lý quy hoạch vẫn còn lỏng lẻo, công tác
tuyên truyền quảng bá chưa thường xuyên, liên tục; tiến độ thi công các hạng
mục công trình trong Khu di tích quá chậm; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thiếu
thốn, bất cập; chưa kết nối được với các điểm du lịch trong tỉnh; lượng khách
đến tham quan tuy tăng dần hàng năm nhưng vẫn chưa nhiều…Với nhiều khó khăn,
hạn chế nên việc phát huy giá trị của di tích chưa xứng tầm với ý nghĩa rất lớn
của di tích.
Kết luận buổi giám sát, đồng chí
Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội ghi nhận những kết quả Ban
Quản lý đã đạt được trong thời gian qua, khẳng định tâm huyết và trách nhiệm
của cán bộ lãnh đạo và nhân viên làm việc tại Khu di tích trong việc bảo tồn,
sưu tầm và phát huy các giá trị của Khu di tích. Đồng chí Phó Trưởng Ban Văn
hóa -Xã hội đề nghị Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh trong thời gian tới
cần thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, tuyên truyền đến các hộ
dân xung quanh khu vực di tích để quản lý tốt các mốc giới trong vành đai quy
hoạch; quản lý tốt các hiện vật, tổ chức sưu tầm và phát huy các giá trị vật
thể và phi vật thể của di tích; thường xuyên giáo dục để nâng cao ý thức chính
trị, tinh thần phục vụ du khách cho cán bộ nhân viên và người lao động để tạo
sự thân thiện, gần gũi cho du khách gần xa, phấn đấu góp phần cùng với ngành du
lịch tỉnh đạt được hướng tới năm du lịch quốc gia 2015 tổ chức tại Thanh Hóa và
phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành trọng điểm du lịch quốc gia vào năm 2020.
Những kiến nghị đề xuất của Ban Quản
lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh sẽ được Đoàn giám sát nghiên cứu, tổng hợp để
đề xuất với HĐND tỉnh tại kỳ họp sắp tới.
Lê Thu Hà