Ngày 01 tháng 10 năm 2014, Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với UBND huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân huyện Thọ Xuân về thực hiện các kiến nghị sau giám sát về công tác đấu tranh, ngăn chặn tội phạm ma túy và công tác điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian từ 01/01/2013 đến nay. Đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo: Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và Tòa án nhân dân tỉnh.
Trong thời
gian qua, nhất là năm 2013 và 8 tháng đầu năm 2014, cấp ủy, chính quyền và các
ngành: Công an, Viện kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện Thọ Xuân đã nỗ lực, tích
cực thực hiện toàn diện các nhóm giải pháp để phòng, chống tội phạm, chủ động
trấn công tấn áp tội phạm góp phần kiềm chế sự gia tăng của tội phạm. Lực lượng
công an đã chủ động triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm,
tập trung vào các loại tội phạm nổi như trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích,
mua bán trái phép chất ma túy, đánh bạc....vì vậy trên địa bàn không để xảy ra
tội phạm có tổ chức, hoạt động băng nhóm theo kiểu xã hội đen hoặc sử dụng vũ
khí nóng. Góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, thúc
đẩy phát triển kinh tế - văn hóa xã hội. Lực lượng công an đã tiến hành khởi tố
193 vụ/329 bị can, kết thúc điều tra chuyển Viện kiểm sát nhân dân truy tố 135
vụ/ 267 bị can. Triệt xóa 04 tụ điểm
phức tạp về ma túy, bắt giữ 10 vụ buôn bán ma túy, 11 đối tượng, thu giữ 8,6g
heroin. Viện kiểm sát nhân dân huyện thực hiệt tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp
phần thiết thực đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân. Qua hoạt động kiểm sát, đã kịp thời ban hành các kiến nghị,
kháng nghị yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục các vi phạm trong
hoạt động tố tụng. Tòa án nhân dân thụ lý 518 vụ, việc, giải quyết 463 vụ, đạt tỷ
lệ 90%. Việc xét xử cơ bản đảm bảo kịp thời, đúng
người, đúng pháp luật; hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo đảm bảo
nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội. Trong đó nhóm
tội phạm chiếm tỷ lệ cao là trộm cắp, ma túy và đánh bạc. Tổ chức xét xử lưu
động được 8 vụ án hình sự.
Sau khi nghe ý kiến của
các thành viên trong Đoàn giám sát, ý kiến giải trình của UBND huyện, Công an huyện, Viện kiểm sát nhân dân
huyện và Tòa án nhân dân huyện. Thay mặt Đoàn
giám sát, đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh
ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh khẳng
định hiện nay tình hình tội phạm về ma túy tăng và có nhiều diễn biến phức tạp.
Trên địa bàn huyện có 215 người nghiện (tăng 21 người), 158 người nghi nghiện (tăng
47 người); 31/41 xã, thị trấn có người nghiện ma túy. Số xã có nhiều người nghiện ma túy là Xuân
Tín và Xuân Bái. Số đối tượng nhiễm HIV là 405 người, nhiễm AIDS là 267 người.
Để bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn,
kiềm chế, ngăn chặn các loại tội phạm. Đồng chí đề nghị, huyện cần tiếp tục
triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 21/ CT- TW của Bộ chính trị về
" tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát
ma túy trong tình hình mới"; Chỉ thị số 17 - CT/TU ngày 12/ 9/2013 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống ma túy, mại dâm và HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo phòng tư pháp,
văn hóa - thông tin, Đài truyền thanh huyện tổ chức tuyên truyền, đổi mới nội
dung, phương pháp, cách thức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù
hợp với từng địa bàn, từng đối tượng về tác hại, hậu quả của tệ nạn ma túy, mại
dâm, HIV/AIDS và các biện pháp phòng, chống đến từng người dân và hộ gia đình.
3 ngành Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân cấp tỉnh cần tăng cường chỉ
đạo, kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ đối với cấp dưới; sớm
có các giải pháp để nâng cao chất lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
có đủ biên chế và năng lực chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải
cách tư pháp. Đối với 3 ngành Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có các giải pháp tích cực để chủ
động hơn nữa trong việc phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm,
nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử. Tập trung lực lượng để triệt xóa
các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa 3
ngành Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án. Thực hiện tốt việc tham mưu cho cấp ủy và chính quyền trong công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cuối cùng
đồng chí đề nghị, Thường trực, Ban pháp chế Hội đồng nhân dân huyện cần phải
xây dựng kế hoạch tiến hành giám sát công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm
đối với các ngành nội chính.
Lê Hương