Để chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVI, Chiều ngày 25 tháng 6 năm 2015, Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh có buổi làm việc với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa về tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Phùng Bá Văn, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc; Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
Theo báo cáo của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa hiện nay ngành Ngân hàng tỉnh
Thanh Hóa bao gồm 11 Chi nhánh Tổ chức tín dụng nhà nước cấp I; 15 Chi nhánh
Ngân hàng TMCP cấp I; 01 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã; 01 Tổ chức Tài chính
vi mô TNHH Thanh Hóa; 01 Chi nhánh Tổ chức Tài chính vi vô TNHH MTV Tình
thương; 67 Quỹ tín dụng nhân dân; 01 Phòng Giao dịch thuộc Công ty Kiều hối
Đông Á.
Tổng
nguồn vốn huy động dự ước đến ngày 30/6/2015 đạt 43.585 tỷ đồng, tăng 8,6% so
với cuối năm 2014, cao gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước. Tổng dư nợ
trên địa bàn tỉnh dự ước đến 30/6/2015 đạt 54.420 tỷ đồng, tăng 7,25% so với
cuối năm 2014, cao hơn bình quân chung toàn quốc 1,5%.
Nhìn
chung, mặt bằng lãi suất 6 tháng đầu năm tiếp tục giảm 0,4% đến 0,5%/năm so với
cuối năm trước, góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh và nền kinh tế. Lãi suất
cho vay giảm 0,2 đến 0,3%/năm. Tính đến thời điểm hiện nay có 3.021 doanh
nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng, giảm 193 doanh nghiệp so với năm
2014, dư nợ đạt 22.262 tỷ đồng, chiếm 41,52% so với tổng dư nợ, giảm 0,93% so
với năm 2014. Cho vay nông nghiệp nông thôn dư nợ đạt 15.138 tỷ đồng, tăng 4,4%
so với năm 2014; cho vay xây dựng nông thôn mới dư nợ 830 tỷ đồng, giảm 12 tỷ
đồng so với năm 2014; cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP là 5,4
tỷ đồng; dư nợ cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo theo Nghị quyết
30a/NQ-CP là 765 tỷ đồng…
Tổng
nợ quá hạn của các NHTM, Ngân hàng CSXH, hệ thống QTDND trên địa bàn là 1.034
tỷ đồng, chiếm 1,93% tổng dư nợ; nợ quá hạn của Ngân hàng Phát triển là 1.141
tỷ đồng chiếm tỷ lệ 58,9% dư nợ NHPT.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phùng Bá Văn, Uỷ viên Ban Thường
vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân
dân tỉnh biểu
dương những kết quả đã đạt được của ngành Ngân hàng trong thời gian qua. Đồng
chí đề nghị, ngành Ngân hàng trên địa bàn phát huy kết quả đã đạt được, tiếp
tục làm tốt công tác quản lý Nhà nước đối với
hoạt động tín dụng để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Đối với mỗi tổ chức tín
dụng cần nghiên cứu phương thức quản lý của ngân hàng cấp Trung ương để có đề
xuất, kiến nghị trong hoạt động tín dụng, đảm bảo phù hợp với đặc thù riêng đối
với cơ cấu kinh tế của tỉnh, bảo đảm ngân hàng thực sự là kênh quan trọng nhất
cung cấp vốn cho nền kinh tế. Đồng thời tham mưu
cho lãnh đạo tỉnh trong việc tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, chủ trang trại…; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc
đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, góp phần đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh năm 2015, cũng như các năm tiếp theo.
Các ý kiến phát biểu
tại hội nghị và các ý kiến giải trình của ngân hàng Ban Kinh tế Ngân và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh
tiếp thu và đưa vào báo cáo thẩm
tra báo cáo của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm,nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối
năm 2015.
Trần Hiền