Chuẩn bị công tác thẩm tra báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 trình tại Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh khóa XVI, ngày 20/11/2015 Ban Kinh tế và Ngân sách làm việc với Ngân hàng nhà nước Việt Nam – chi nhánh Thanh Hóa. Đồng chí Phùng Bá Văn - Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc; tham gia buổi làm việc có lãnh đạo chi nhánh các Ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng phát triển; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
Theo báo cáo
của Ngân hàng nhà nước Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa, hiện nay trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa có 24 chi nhánh Ngân hàng thương mại cấp I, trong đó, có: 10 chi
nhánh của 5 Ngân hàng thương mại nhà nước, 14 chi nhánh của 14 Ngân hàng thương
mại cổ phần, 1 chi nhánh của Ngân hành CSXH, 1 chi nhánh Ngân hàng phát triển,
1 tổ chức tài chính vi mô và 1 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô, 1 chi nhánh Ngân
hàng Hợp tác xã, có 67 QTDND và 01 Phòng giao dịch kiều hối Đông Á.
Đến 31/10/2014, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn
tỉnh Thanh Hóa là 47.337 tỷ đồng (không
bao gồm 158 tỷ đồng của Ngân hàng phát triển Thanh Hóa), tăng 8.475 tỷ đồng (tăng
21,8%) so với cùng kỳ năm 2014. Một số tổ chức tín dụng có nguồn vốn huy động
đáp ứng tốt cho đầu tư tín dụng (vốn huy động/dư nợ cho vay) như: Chi nhánh
Ngân hàng Công thương 114%, Ngân hàng đầu tư 113%, Ngân hàng nông nghiệp và
PTNT 88%, Ngân hàng Sacombank 151%, Bắc Á 1.422%, VPBank 129%, Techcombank
154%, maritime 345%, Oceanbank 369% ....
Nguồn vốn huy động của khối Ngân hàng thương mại nhà
nước đạt 29.230 tỷ đồng (chiếm 61,7%); khối Ngân hàng thương mại cổ phần đạt
13.841 tỷ đồng (chiếm 29,1%); Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Hợp tác xã và hệ thống
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đạt 4.266 tỷ đồng (chiếm 9,1%) tổng nguồn vốn huy
động.
Nguồn vốn huy động bằng VNĐ đạt 44.958 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 95% tổng nguồn vốn huy động; nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đạt
2.379 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm
đạt 39.802 tỷ đồng (chiếm 84,1% tổng nguồn), tiền gửi của các tổ chức kinh tế
đạt 7.047 tỷ đồng (chiếm 14,9%), phát hành giấy tờ có giá đạt 488 tỷ đồng
(chiếm 1% tổng nguồn). Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn tiết kiệm cho thấy có sự
chuyển dịch giữa tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng trở lên có xu hướng tăng
dần (năm 2013 chiếm khoảng 20%, năm 2014 chiếm khoảng 25%, hiện nay chiếm tỷ
trọng hơn 30% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm).
Tăng trưởng tín dụng năm 2015 cao hơn so với các năm
gần đây, tính đến 31/10/2015 tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh đạt 58.076 tỷ đồng
(không bao gồm 1.831 tỷ đồng của Ngân hàng Phát triển), tăng 10.280 tỷ đồng so
với cùng kỳ năm 2014. Dư nợ cho các đối tượng thuộc các chương trình, chính
sách của nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất
khẩu, ngành công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phục vụ sản xuất kinh
doanh công nghệ cao trên địa bàn đạt 25.615 tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ
(không bao gồm dư nợ của Ngân hàng CSXH, Ngân hàng phát phát triển, hệ thống
quỹ tín dụng cơ sở và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ).
Đến 31/10/2015, tổng nợ quá hạn của các Ngân hàng
thương mại, Ngân hàng CSXH, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh là 1.086 tỷ đồng,
chiếm 1,87% tổng dư nợ.
Sau khi nghe Ngân hàng nhà nước - chi nhánh Thanh Hóa
báo cáo, các thành viên Ban Kinh tế và Ngân sách đã tập chung phân tích, đánh
giá tình hình phát triển kinh tế của tỉnh, tình hình hoạt động SXKD của các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh qua kết quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng trong
năm 2015.
Kết
luận buổi làm việc, đồng chí Phùng Bá Văn - Trưởng Ban Kinh tế và Ngân sách ghi
nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động tín dụng của các Ngân hàng trên địa bàn
tỉnh thời gian qua, các Ngân hàng đều có nhiều cố gắng nên đến 31/10/2015 kết
quả huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng đều tăng cao hơn so với năm 2014,
với nhiều biện pháp xử lý nợ quá hạn đã giảm còn 1,87% tổng dư nợ.
Đồng
chí đề nghị ngành Ngân hàng tiếp tục phát huy thành tích đạt được, tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động tín dụng trên địa
bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 ngành bám sát nhiệm vụ chính trị của tỉnh để thực
hiện tốt nhiệm vụ của ngành trên địa bàn.
Một
số kiến nghị của các Ngân hàng, Ban Kinh tế và Ngân sách tiếp thu và sẽ có ý
kiến với UBND tỉnh để tăng cường công tác chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn
vị liên quan trong công việc thực hiện và phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
Nguyễn Thị Huệ