Thực hiện kế hoạch số 626/HĐND-KTNS ngày 23/9/2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh về giám sát việc giao vốn và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư phát triển năm 2016, ngày 14/11/2016, Ban Kinh tế - Ngân sách làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đồng chí Lại Thế Nguyên - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc; tham gia làm việc có Văn phòng HĐND tỉnh.
Theo
báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, công tác phân bổ, giao kế hoạch
vốn trong kế hoạch đầu tư công năm 2016 đảm bảo mục tiêu
đầu tư Trung ương giao và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Đến ngày 15/10/2016, số vốn
đã được giao kế hoạch chi tiết cho các chương trình dự án đạt 99,9%, cao
hơn cùng kỳ các năm 2012, 2013, 2014 (cùng kỳ năm 2015 là 100%). Kế hoạch vốn
năm 2016 được bố trí tập trung hơn, ưu tiên cho các chương trình, dự án
trọng điểm, các dự án chuyển tiếp; đồng thời bố trí vốn giải quyết những vấn đề
cấp bách, bảo đảm cơ cấu tương đối phù hợp giữa các vùng miền, trong đó: bố trí cho các dự án hoàn thành chiếm 10%
tổng nguồn vốn, các dự án chuyển tiếp chiếm 74% tổng
nguồn vốn; các dự án khởi công mới và chuẩn bị đầu tư
chiếm 16% tổng nguồn vốn.
Toàn
cảnh buổi làm việc của Ban Kinh tế - Ngân sách với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đến ngày 15/10/2016 giá trị
khối lượng thực hiện của các dự án ước đạt 60% tổng số vốn đã giao kế hoạch chi
tiết (so với cùng kỳ tăng 11%); giải ngân đến 15/10 (không tính vốn đầu tư từ
nguồn thu sử dụng đất) bằng 66% số vốn đã giao kế hoạch chi tiết (so với cùng
kỳ tăng 12%). Số dư tạm ứng vốn của nhiều dự án vẫn còn khá lớn và nợ đọng trong
xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại, tập trung chủ yếu ở cấp huyện và
xã (chiếm 71%).
Trong quá trình thực hiện hiện kế hoạch đầu tư công
năm 2016 có một số khó khăn, hạn chế đó là: Tiến độ thực hiện của một số
chương trình, dự án còn chậm; công tác GPMB
vẫn còn khó khăn, vướng mắc; vẫn còn một số dự án có số dư vốn tạm ứng
lớn từ nhiều năm trước nhưng việc hoàn ứng chậm và chưa có nhiều chuyển biến; nợ
đọng xây dựng cơ bản còn nhiều; công tác chuẩn bị đầu tư còn chậm; chất lượng
hồ sơ, thiết kế và dự toán ở một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu....
Nguyên nhân của
những khó khăn, hạn chế nêu trên là do: nguồn vốn được Trung ương giao kế hoạch chậm so với
các năm trước; một số chương trình, dự án đầu tư từ vốn NSTW, TPCP đã hết hạn mức hỗ trợ
từ ngân sách Trung ương và không thuộc tiêu chí hỗ trợ đầu tư của Trung ương
trong giai đoạn 2016 - 2020; một số quy định của Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật
Xây dựng chưa thống nhất, chồng chéo, gây khó khăn, lúng túng trong quá trình
thực hiện ..... Ngoài ra, còn có nguyên nhân do năng lực của một số chủ đầu tư
còn hạn chế, tính cụ thể, quyết liệt, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện chưa
cao; cấp ủy, chính quyền một số địa
phương chưa thực sự quyết liệt, vào cuộc trong công tác bồi thường GPMB; một
số nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu, trách nhiệm chưa cao; công tác
kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các dự án, chất lượng công trình của các
sở, ngành, các cơ quan chức năng hiệu quả chưa cao, việc xử lý hoặc đề xuất xử
lý các sai phạm của chủ đầu tư, nhà thầu còn chưa triệt để.
Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất một số giải pháp
cụ thể để hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2016.
Kết thúc buổi làm việc,
đồng chí Lại Thế Nguyên - Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy,
Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh phát biểu, ghi nhận sự cố gắng trong
công tác tham mưu của Sở Kế hoạch và Đầu tư đối với việc xây dựng kế hoạch vốn,
giao vốn đầu tư công năm 2016; đồng chí cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế
trong công tác triển khai thực hiện dự án, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn tỉnh, đồng thời đề nghị tăng cường một số giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đầu tư công trên địa bàn tỉnh.
Nguyễn Thị Huệ