Thực hiện chương trình công tác 6 tháng đầu năm 2017, ngày 09/3 và ngày 28/3, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát tại các huyện Quan Sơn và Quan Hóa về việc quy định danh mục địa bàn (thôn, bản) và khoảng cách học sinh không thể đến trường và trở về trong ngày để thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ; Kế hoạch sáp nhập Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề của huyện đến năm 2020; Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2015 đến nay. Đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Khảo sát tại
Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Quan Sơn
* Ngày 09/3/2017, làm việc với UBND huyện
Quan Sơn, Đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã
hội HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến khảo sát thực tế
tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) và
Dạy nghề huyện.
Thực hiện Nghị định 116/NĐ-CP
ngày 18/7/2016 của Chính phủ về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường
phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và các văn bản liên quan của tỉnh, năm
học 2016 – 2017, trên địa bàn huyện Quan Sơn có 172 bản có khoảng cách, địa bàn
vùng đặc biệt khó khăn học sinh không thể đi đến trường và trở về trong ngày, với
tổng số 2.754 học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định
116/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó có 1.832 học sinh được hỗ trợ tiền ăn và tiền
nhà ở, với tổng kinh phí 4.469 triệu đồng. Đến nay, học sinh đã được cấp phát
hỗ trợ gạo 05 tháng (từ tháng 9/2016 đến hết tháng 01/2017). Việc rà soát, thẩm
định hồ sơ, công tác chi trả chế độ cho học sinh được thực hiện nghiêm túc,
công khai và kịp thời.
Đối với Trung tâm GDTX và Dạy
nghề của huyện, qua khảo sát thực tế cho thấy cơ sở vật chất, trang thiết bị
được đầu tư hiện đại, đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao. Tuy nhiên, hiện nay số lượng tuyển sinh và mở lớp của Trung tâm
không ổn định, chất lượng đầu vào thấp, nghề đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu
của thị trường lao động; đội ngũ giáo viên vừa thừa vừa thiếu, trình độ chuyên
môn hạn chế, nhất là đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Về kết quả thực hiện chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong hai năm (từ 2015 đến 2016),
huyện Quan Sơn được tỉnh cấp kinh phí đào tạo nghề 680 triệu đồng, đã mở được 6
lớp nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp với hơn 200 học viên tham gia. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy số lao động có việc làm sau đào tạo còn thấp, nghề đào
tạo chưa sát với nhu cầu của địa phương.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Phát, Ủy viên Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội
HĐND tỉnh đề nghị UBND huyện Quan Sơn tiếp thu các ý kiến phát biểu của thành
viên Đoàn công tác, trên cơ sở các văn bản của Trung ương và của tỉnh, thường
xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ,
giáo viên và học sinh trên địa bàn huyện đảm bảo đúng đối tượng, công khai minh
bạch. Tập trung các nguồn lực xây dựng trường bán trú cho học sinh, hạn chế các
điểm trường, đảm bảo các điều kiện cho học sinh đến trường theo Nghị định 116/NĐ-CP
ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Đối với công tác đào tạo nghề, huyện cần nghiên
cứu xác định nghề trọng điểm phù hợp với địa phương, nâng cao hiệu quả chính
sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phối hợp với các sở, ngành liên quan trong
việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề; quan tâm việc
hướng nghiệp cho học sinh của Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện.
* Ngày 28/3/2017, làm việc với UBND huyện
Quan Hóa, Đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến
khảo sát thực tế tại điểm lẻ Bản Khó của Trường Tiểu học Hồi Xuân; Trường Tiểu
học Thanh Xuân, xã Thanh Xuân và Trung tâm GDTX huyện Quan Hóa.
Khảo
sát tại Trường Tiểu học Thanh Xuân, huyện Quan Hóa
Theo báo cáo của UBND
huyện Quan Hóa, thực hiện Nghị định 116/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, năm
học 2016 – 2017 trên địa bàn huyện có 194 bản có khoảng cách, địa bàn vùng đặc
biệt khó khăn học sinh không thể đi đến trường và trở về trong ngày, với 2.232
học sinh được hỗ trợ gạo, trong đó có 1.512 học sinh được hỗ trợ tiền ăn và
tiền nhà ở. Huyện đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã,
thị trấn, các đơn vị trường học thực hiện nghiêm túc việc chi trả chế độ đúng
đối tượng, theo quy định. Tuy nhiên,
việc phê duyệt danh mục địa bàn (thôn bản) và khoảng cách học sinh không thể đi đến trường
và trở về trong ngày trên địa bàn tỉnh để thực hiện nghị định số 116/2016/NĐ-CP
ngày 18/7/2016 của Chính phủ còn chậm nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của
các nhà trường và sinh hoạt học tập của học sinh, đặc biệt là đối với các
trường bán trú có tổ chức nấu ăn cho học sinh (do thiếu kinh phí).
Hiện nay Trung tâm GDTX và dạy nghề của huyện
đang hoạt động theo mô hình vừa thực hiện chức năng giáo dục vừa dạy nghề, nên
không sáp nhập mà chuyển đổi tên đơn vị và bổ sung chức năng nhiệm vụ theo chủ
trương của tỉnh. Trong 5 năm học gần đây số học sinh theo học tại trung
tâm bậc THPT cả hai hệ (tại chức và chính quy) giảm
nhiều, công tác tuyển sinh gặp rất
nhiều khó khăn, học sinh sau khi tốt nghiệp THCS không có nguyện vọng theo học tại Trung tâm vì không được hỗ trợ kinh phí như
học sinh các trường phổ thông. Công tác đào tạo nghề hiệu quả chưa cao, chỉ
dừng lại ở một số nghề đơn giản như: điện dân dụng, chăn nuôi.
Thực hiện chính sách đào tạo
nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2015 đến nay, huyện Quan Hóa đã mở được 7
lớp nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp (nghề nuôi ong mật, nghề trồng nấm, kỹ
thuật hàn, đan mũ bẹ ngô…) với tổng kinh phí được tỉnh hỗ trợ 810 triệu đồng.
Thay mặt Đoàn công tác, đồng chí Nguyễn Anh
Tuấn, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh ghi nhận các kiến nghị, đề xuất
của các phòng chức năng huyện Quan Hóa, Trung tâm GDTX huyện và Trường tiểu học
Thanh Xuân. Đồng thời đề nghị UBND huyện Quan Hóa trên cơ sở các văn bản của
Trung ương và của tỉnh, rà soát chính xác các bản và đối tượng học sinh được
hưởng chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ, cấp đúng đối
tượng, cấp đủ gạo và hỗ trợ kinh phí kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho học
sinh các vùng có điều kiện khó khăn được yên tâm học tập và nâng cao chất lượng
giáo dục. Trong công tác đào tạo nghề, huyện cần xác định nghề trọng điểm,
thống kê số lao động tìm được việc làm sau khi học nghề; đánh giá thực trạng,
hiệu quả của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Như
Hoa, Thu Hà