Sáng 17-7, kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hoá khóa XVIII tiếp tục ngày làm việc thứ 2. Các đại biểu dự kỳ họp đã thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đồng chủ trì kỳ họp có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Dự kỳ họp có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố và các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Theo gợi ý của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng chiều ngày 16-7, các đại biểu tập trung thảo luận các nhóm vấn đề lớn gồm: Phân tích làm rõ hơn về tình hình 6 tháng đầu năm; đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có những điểm mới gì, từ đó cần phải phát huy, nhân rộng. Bên cạnh đó, cần tập trung thảo luận, phân tích làm rõ hơn những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành; trong lưu ý những hạn chế, yếu kém phát sinh. Từ đó, làm rõ những nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Từ những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế, cần rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thời cần phải xem xét công tác dự báo tình hình. Bên cạnh đó, cần phân tích những rõ chỉ tiêu chỉ chủ yếu, nêu những giải pháp thực hiện nhiệm vụ “mục tiêu kép”, vừa tích cực, quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và thực hiện cho được các chỉ tiêu kinh tế - xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Tập trung thảo luận và cho ý kiến vào các tờ trình của UBND tỉnh và nhiều báo cáo quan trọng khác.

Mở đầu phiên thảo luận tại hội trường về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021, đại biểu Nguyễn Tiến Dũng, Phó Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn nhấn mạnh 2 giải pháp: Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp tăng thu ngân sách nhà nước phấn đấu hoàn thành dự toán giao thu cả năm và công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đại biểu Nguyễn Tiến Dũng cho rằng: Thu ngân sách 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh tăng, trong đó số thu cơ bản từ các dự án lớn đi vào hoạt động, các sản phẩn mới như sản phẩm từ lọc hóa dầu, thép, sản phẩm từ cảng biển, xi măng, giầy da, dăm gỗ và tăng thu tiền sử dụng đất.

Tuy nhiên, trong quản lý thu ngân sách vẫn còn có những hạn chế đó là: Nợ đọng tiền thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nợ đọng tiền thuế lũy kế qua nhiều năm sau đó bỏ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp mới; một số doanh nghiệp có sản phẩm xuất bán nhưng không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn ít hơn giá bán, khai doanh thu bán hàng thiếu trung thực. Công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể còn bất cập, đa số các hộ kê khai doanh thu thấp hơn mức quy định (100 triệu/năm) để không phải nộp Trong lĩnh vực doanh vận tải, xây dựng cơ bản tư nhân cũng đang thất thoát thuế…

Việc nợ đọng thuế, thất thoát thuế có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ công tác quản lý đó là: Ban chỉ đạo thu ngân sách các địa phương hoạt động chưa hiệu quả; hội đồng tư vấn thuế xã, phường còn nhiều hạn chế; các giải pháp cưỡng chế nợ đọng thuế, theo dõi doanh thu chưa phát huy hiệu quả. Từ những tồn tại và nguyên nhân trên, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét chỉ đạo kịp thời, triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2020 và những năm tiếp theo.

Đối với công tác giải phóng mặt bằng, để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, đồng chí Nguyễn Tiến Dũng đề xuất: Đối với các dự án thu hồi đất theo điều 73 Luật đất đai (sử dụng đất thông qua hình thức chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất), đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành tham mưu xây dựng khung chính sách cụ thể để các chủ đầu tư, các đơn vị áp dụng khi đối thoại với các hộ dân có đất trong mặt bằng dự án để thực hiện; khung chính sách phải cụ thể mức giá thỏa thuận cao nhất được áp dụng. Nếu vượt mức giá đấy mà người dân có đất không thống nhất thì áp dụng hình thức cưỡng chế thu hồi đất theo quy định. Các sở, ban, ngành sớm tham mưu ban hành quy định bổ sung, điều chỉnh và vận dụng linh hoạt các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để được UBND tỉnh thống nhất bằng văn bản cho giải quyết phù hợp với tình hình thực tế, nhằm tạo được sự đồng thuận của người dân và được áp dụng rộng rãi trong thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn. Đây là vướng mắc quan trọng cần được UBND tỉnh quan tâm giải quyết để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng có hiệu quả. Triển khai tốt công tác đối thoại lấy ý kiến Nhân dân, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để Nhân dân hiểu rõ, qua đó nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và các yêu cầu chính đáng của nhân dân từ đó đề xuất các cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết kịp thời.

Tham luận tại kỳ họp, đại biểu Đinh Xuân Hướng, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Như Thanh cho rằng: Thời gian đến hết năm 2021 chỉ còn hơn 5 tháng, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2021, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP cả năm phải đạt 11% trở lên, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Vì vậy, giải pháp căn cơ đầu tiên vẫn phải là chống dịch thành công. Đồng thời, tỉnh nên quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để có giải pháp xử lý những dự án hạ tầng các cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện còn rất chậm tiến độ (chỉ có 1/33 dự án cơ bản hoàn thành còn lại các dự án khác thực hiện rất chậm hoặc chưa được triển khai dù đã được tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư từ lâu).

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới 6 tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn do Trung ương và tỉnh chậm ban hành các tiêu chí và phân bổ nguồn vốn, trong đó tiêu chí nông thôn mới nâng cao yêu cầu phải có hệ thống nước sạch tập trung là hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với các huyện miền núi do địa bàn rộng, dân cư thưa, tâm lý người dân chưa quen dùng nước máy… Vì vậy, việc thu hút các nhà đầu tư cho lĩnh vực này là rất khó.

Đại biểu Đinh Xuân Hướng đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn 2021-2026; HĐND nên nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho hệ thống nước sạch nông thôn cho giai đoạn 2021-2026.

Về các tờ trình đề xuất chủ trương đầu tư các dự án, tỉnh cần quan tâm nhiều hơn đến cơ sở hạ tầng khu vực miền núi nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của người dân khu vực miền núi với miền xuôi.

Hiện nay, các tuyến đường liên xã, liên thôn, kể cả tuyến đường tỉnh lộ liên huyện đa số vẫn sử dụng đập tràn nên nhiều khi mưa lũ các tuyến đường này bị chia cắt giao thông, đề nghị tỉnh quan tâm chỉ đạo cho rà soát các đập tràn liên thôn, liên xã có vị trí thiết yếu, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống Nhân dân để từng bước cho lập dự án đầu tư xây dựng cầu cạn thay thế cho đập tràn nhằm xóa bỏ tình trạng bị chia cắt giao thông khi có mưa lũ xảy ra.

Đối với vấn đề thu gom xử lý chất thải rắn, HĐND tỉnh đã có cơ chế chính sách hỗ trợ xử lý chất thải rắn theo nghị quyết 236 ngày 12/12/2019. Trong nghị quyết đã đề cập đến hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào dự án và hỗ trợ chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên đối với các huyện miền núi địa bàn rộng, dân cư ít, cự ly vận chuyển xa nên phí thu gom cao rất khó khăn để tuyên truyền vận động Nhân dân đối với các xã cự ly trên 10 km. Đề nghị HĐND quan tâm xem xét cơ chế hỗ trợ một phần phí thu gom chất thải rắn đối với khu vực miền núi.

Còn đại biểu Mai Nhữ Thắng, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Triệu Sơn, thì cho rằng: Tốc độ tăng trưởng của tỉnh 6 tháng đầu năm GRDP ước đạt 8,68%, cao nhất các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, là nhờ có sự quan tâm của Trung ương, nhất là sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng tình của Nhân dân.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, thống nhất cao các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong báo cáo đã nêu. Tuy nhiên, qua việc lãnh đạo, tổ chức triển khai tại địa phương, 6 tháng cuối năm để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, thì tỉnh cần nghiên cứu thêm 1 số nội dung về việc thực hiện nhiệm vụ cách ly tập trung và cách ly phòng, chống COVID-19. Đối với tổ giám sát cộng đồng nên khuyến khích thành lập thêm tổ giám sát tự nguyện, kêu gọi người nhiệt tình, có trách nhiệm vì Nhân dân, qua đó cũng giảm bớt gánh nặng cho tỉnh, huyện, xã.V

Về phòng dịch, cần quan tâm dịch viêm da nổi cục trên trâu, bò, cúm H5N6, H5N1 ở gia cầm, dịch tả lợn châu Phi. Năm nay dự báo có khoảng 12 đến 14 cơn bão, 7 đến 8 cơn áp thấp nhiệt đới 7-8, nên phải tăng cường chỉ đạo phòng, chống thiên tai trong điều kiện có dịch và ngược lại.

Đối với sản xuất nông nghiệp cần quan tâm đẩy mạnh sản xuất cây vụ đông nhưng phải lựa chọn và phát triển diện tích nhiều 2/3 (khoảng 30.000 ha) nhóm cây ưa ẩm như ngô, cây thức ăn công nghiệp, đậu tương.... Những tháng cuối năm phát triển nhóm rau ăn lá ưa lạnh, thời gian sinh trưởng ngắn. Đồng thời tập trung tái đàn gia súc có kiểm soát dịch, bệnh nhất là khâu con giống, vận chuyển, mua bán và tiêm phòng triệt để giúp cho các gia đình có thu nhập, phục vụ tết nguyên đán, đồng thời đóng góp tăng trưởng trong Ngành nông nghiệp.

Về vấn đề phát triển doanh nghiệp, theo kế hoạch sẽ thành lâp mới 3.000 doanh nghiệp, tuy nhiên hơn 6 tháng chúng ta mới thành lập được 1.232 doanh nghiệp, nên trong hơn 5 tháng còn lại cần phải cố gắng. Cũng trong 6 tháng đầu năm có 82 doanh nghiệp giải thể (tăng 49% cùng kỳ), 873 doanh nghiệp tạm dừng đăng ký kinh doanh (tăng 36,6% so cùng kỳ). Như vậy việc thành lập doanh nghiệp đã khó, duy trì hoạt động còn khó hơn. Vì vậy, việc lựa chọn thành lập doanh nghiệp cần đánh giá thật chính xác tình hình để có giải pháp.

Đại biểu Lê Đình Hải, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thọ Xuân thì kiến nghị Trung ương cần sớm ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 để các địa phương triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ. UBND tỉnh cần xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn 2021-2026. Các đơn vị, địa phương cần chủ động và tập trung rà soát, nắm chắc, nắm rõ thông tin từng hộ gia đình để triển khai các biện pháp thật sự linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với từng địa bàn.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Bên cạnh đó, tỉnh cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ y tế cơ sở. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở, để đội ngũ này có điều kiện cập nhật kiến thức trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là nắm bắt các loại dịch, bệnh mới phát sinh để có biện pháp phòng, chống phù hợp. Tỉnh cũngcần sớm ban hành trình tự, thủ tục khung về trình tự thủ tục giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh…

Tham luận tại kỳ họp, đại biểu Nguyễn Bá Hùng, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Như Xuân thống nhất cao với kết quả, tồn tại, nguyên nhân 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm, đồng thời nhấn mạnh thêm một số nội dung về nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém, như đối với yếu kém về diện tích đất được tích tụ tập trung để tổ chức sản xuất quy mô lớn, công nghệ cao chưa nhiều cần thẳng thắn mà nói hạn chế này có cả chủ quan và khách quan. Trong đó, phải kể đến vấn đề lịch sử trong quản lý đất đai để lại là giao đất manh mún cho Nhân dân; giao đất cho Nhân dân không đúng toạ độ, vị trí; điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Thanh Hoá cản trở việc thu hút đầu tư lớn vào phát triển những cây trồng với quy mô lớn, công nghệ cao; sự quan tâm, đầu tư cho nông nghiệp trong những năm qua đã được quan tâm nhưng không xứng tầm.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đối với yếu kém về chất lượng tham mưu của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, nếu tỉnh quyết liệt, huyện trăn trở nhưng các sở, ngành chưa quyết liệt không vì cái chung sẽ gây cản trở, khó khăn cho sự phát triển chung của địa phương và cả tỉnh. Thời gian tới cần có thước đo, thể chế để soi chiếu, không để con sâu làm rầu nồi canh của sở, ngành, ảnh hưởng đến hình ảnh của tỉnh.

Đối với nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, đề nghị tỉnh và các sở, ban ngành cấp tỉnh cần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về nhiệm vụ phòng, chống COVID-19, nhiệm vụ xúc tiến đầu tư, trong đó nhấn mạnh việc huyện tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư là rất khó, chỉ có thể thông qua các chính sách của Trung ương, của tỉnh mới có thể hấp dẫn doanh nghiệp, do đó đề nghị tỉnh quan tâm xây dựng chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và chính sách tập trung sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; hỗ trợ hạ tầng và điện đối với trang trại.

Thảo luận về tình hinh KT-XH của tỉnh, đại biểu Vũ Văn Tùng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thống nhất cao với nội dung đánh giá và các mục tiêu, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm. Tuy vậy, cùng với những kết quả đạt được, trong kế hoạch phát triển tế - xã hội năm 2021, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quyết tâm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 11%, 6 tháng cuối năm phải đạt 12,8% trở lên. Đây là nhiệm vụ khá nặng nề trong điều kiện dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan khác.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Để hoàn thành chỉ tiêu này, tỉnh cần thường xuyên lãnh, chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh vi phạm các quy định về quản lý tài nguyên, đặc biệt là khai thác khoáng sản trái phép, giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội. Có chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn các huyện phía tây, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi, biên giới; thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững; tăng cường đào tạo, tuyển dụng nguồn nhân lực tại địa bàn, trợ giúp, xây dựng, nhân rộng các mô hình làm kinh tế hiệu quả cao.

Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy xã hội hoá để phát huy nguồn lực chung sức xây dựng nông thôn mới; quan tâm hỗ trợ các địa phương còn khó khăn, hạn chế nguồn thu từ Nhân dân.

Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng, đề nghị tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo bảo đảm ngân sách cho thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng lực lượng vũ trang Nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, phòng chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn; sớm chỉ đạo làm công tác chuẩn bị nhiệm vụ diễn tập Khu vực phòng thủ cấp tỉnh được dự báo tổ chức vào năm 2022.

Tham luận tại kỳ họp về tình hình công nhân lao động và công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong doang nghiệp, đại biểu Trịnh Thị Hoa, Phó Chủ Liên đoàn Lao động tỉnh nêu rõ, ngay từ đầu năm 2021 Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức phát động phong trào thi đua “Công nhân viên chức lao đông chung sức hiện thực hóa khát vọng xây dựng quê hương Thanh Hóa văn minh, thịnh vượng giai đoạn 2021- 2030”. Đây là phong trào thi đua lớn của công đoàn được công đoàn cơ sở tích cực hưởng ứng và đang triển khai thực hiện có hiệu quả.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động tỉnh cũng đã tập trung chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 bằng nhiều giải pháp nhằm kiềm chế không để dịch, bệnh diễn ra trong các đơn vị doanh nghiệp. Liên đoàn Lao động tỉnh thành lập 8 đoàn kiểm tra thường xuyên công tác phòng, chống COVID-19 trong các doanh nghiệp, các khu nhà trọ có đông công nhân lao động.

Đại biểu Trịnh Thị Hoa cũng đã nêu lên một số khó khăn trong công tác phòng, chống dịch trong doanh nghiệp đó là: Một số doanh nghiệp chưa có hệ thống lloa truyền thanh; việc lắp vách ngăn ở bếp ăn tập thể còn khó khăn; việc thực hiện 3 tại chỗ khi có dịch xảy ra tại doanh nghiệp chưa được quan tâm.

Bên cạnh đó, nợ đọng bảo hiểm xã hội còn cao là nguy cơ xảy ra đình công, ngừng việc tập thể, thậm chí là khiếu kiện đông người…

Đại biểu Trịnh Thị Hoa đề nghị để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19, các ngành, các cấp cần tiếp tục triển khai tốt các văn bản của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch, đặc biệt là triển khai Nghị định 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần kịp thời, đúng nguyên tắc, dúng đối tượng, các điều kiện được hỗ trợ, nội dung hỗ trợ và công khai minh bạch không để xảy ra sai sót.

Tiếp tục phối hợp với công đoàn cơ sở tuyên truyền cho công nhân, người lao động trong công tác phòng, chống dịch; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống dịch trong các doanh nghiệp. Tăng cường theo dõi, nắm bắt hoạt động của doanh nghiệp để chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao động.

Phát biểu các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh, đại biểu Nguyễn Văn Thành (Tổ đại biểu thị xã Nghi Sơn) cho rằng, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nếu trường hợp tỉnh ta cũng diễn ra như TP Hồ Chí Minh các doanh nghiệp phải đóng cửa sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách, đặc biệt nếu kiểm soát không tốt dễ dẫn đến khả năng các doanh nghiệp đang khó khăn sẽ càng khó khăn. Vì vậy, đối với những doanh nghiệp có đông người lao động, tỉnh cần nghiên cứu, lập phương án lập kế hoạch phòng trừ, nhất là về nhu yếu phẩm để cán bộ, người lao động có thể ở tại doanh nghiệp để phục vụ nhiệm vụ phát triển sản xuất.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đồng thời, doanh nghiệp cũng mong muốn Nhà nước có cơ chế, chính sách để hỗ trợ về công nghệ thông tin, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để các doanh nghiệp làm việc tại nhà. Cùng với đó, doanh nghiệp, doanh nhân cũng mong muốn được Nhà nước tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng tại các khu vực trọng yếu, trọng điểm để các doanh nghiệp, doanh nhân tài trợ nhu yếu phẩm cung cấp cho các “gian hàng 0 đồng” nếu tình hình dịch, bệnh diễn biến phức tạp.

Phát biểu tại kỳ họp, đại biểu Cao Tiến Đoan, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp (DN) tỉnh, cho biết rất phấn khởi khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tập trung tháo gỡ cho DN, có rất nhiều gói hỗ trợ cho DN. Trong nhiệm kỳ này, lãnh đạo tỉnh đã và đang tập trung đưa các nghị quyết thành hành động cụ thể để cùng song hành, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DN, thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” và thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị (Khóa XII). Cộng đồng DN Thanh Hóa sẽ cố gắng nắm bắt vận hội, chung sức, chung lòng, đoàn kết cùng với tỉnh nỗ lực vượt qua khó khăn và phát triển.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đại biểu Cao Tiến Đoan cho rằng vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu trong thực hiện thủ tục hành chính, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ dự án, gây khó khăn cho DN.

Cần quan tâm hơn nữa công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư đúng tiến độ. Các sở, ngành cần có sự tham mưu cho tỉnh trong việc đánh giá đúng trữ lượng các mỏ vật liệu để đảm bảo nguồn cung cho các dự án trên địa bàn tỉnh, tránh để dẫn tới tình trạng khai thác vật liệu trái phép.

Phát biểu tại kỳ họp, đại biểu Hoàng Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Hậu Lộc cho rằng dự báo trong 6 tháng cuối năm 2021 tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, do đó cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết những tồn tại, bất cập trong công tác phòng chống. Hiện nay tỉnh chỉ có 1 đơn vị là CDC được cung cấp kết quả xét nghiệm PCR, nhưng nếu tình trạng lượng mẫu bệnh phẩm tăng đột biến nhất là khi người dân từ vùng dịch về địa phương, thì cần tăng thêm số đơn vị được thực hiện xét nghiệm PCR.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đại biểu Hoàng Anh Tuấn cũng nêu lên một số vướng mắc ở cơ sở, kiến nghị để tỉnh cùng tháo gỡ. Theo đó, công tác GPMB vẫn là điểm nghẽn trong thu hút đầu tư, hiện có một số vướng mắc trong đơn giá bồi thường GPMB, tài sản, vật kiến trúc trên đất thấp hơn giá thị trường, vì vậy đề nghị tỉnh nghiên cứu cơ chế, chính sách để người dân đỡ thiệt thòi khi bị thu hồi đất phục vụ các dự án. Đối với các dự án lớn (đường ven biển) đề nghị tỉnh đẩy nhanh việc phê duyệt các hồ sơ chi tiết dự án để có cơ sở kiểm kê.

Đối với công tác xây dựng NTM, huyện quyết tâm về đích huyện NTM trong năm 2022, tuy nhiên đối với xây dựng xã NTM kiểu mẫu rất khó khăn, phải huy động nhiều nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí, vì vậy đề nghị trong giai đoạn 2021-2025 có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tăng tỷ lệ điều tiết nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất để tạo nguồn lực cho các xã hoàn thành mục tiêu.

Hiện nay chưa có hướng dẫn về thực hiện chính sách, trình tự, thủ tục xem xét hỗ trợ thiệt hại cho người dân có gia súc bị dịch viêm da nổi cục, nên đề nghị với tỉnh sớm có hướng dẫn để huyện triển khai, sớm có nguồn hỗ trợ để người dân đầu tư tái đàn.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Tưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ, Chủ tịch HĐND huyện Bá Thước kiến nghị: UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo để sớm có kết luận các cơ sở chế biến lâm sản, sản xuất bột giấy xả thải ra sông Mã gây tình trạng cá chết hàng loạt và yêu cầu các doanh nghiệp vi phạm chi trả đền bù cho Nhân dân hai huyện Bá Thước và Cẩm Thủy để Nhân dân tiếp tục phát triển thủy sản.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Về công tác GPMB, hiện nay tiến độ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của UBND tỉnh rất chậm do một số đơn vị tư vấn quy hoạch có trình độ, năng lực yếu. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cho UBND tỉnh sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cho các huyện.

Đối với lĩnh vực du lịch, đề nghị Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để quy hoạch chi tiết 6 xã cụm Quốc Thành (bao gồm toàn bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và các vùng phụ cận). Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh quan tâm giới thiệu các nhà đầu tư lớn, đủ mạnh đầu tư vào khu du lịch Pù Luông.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Bá Thước và các huyện miền núi có một số nông, lâm, trường đang quản lý một số lượng lớn diện tích đất lâm nghiệp. Hầu như các đơn vị này chỉ khoán cho dân và thực hiện theo kiểu “phát canh thu tô”, những nơi đất thuận lợi, Nhân dân trồng cây có hiệu quả kinh tế cao thì thu với mức khoán cao, những nơi còn lại cũng không định hướng, đầu tư gì cho Nhân dân, thì thu với mức khoán thấp hơn, Nhân dân không yên tâm canh tác. Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với Thủ Tướng Chính phủ bàn giao cho tỉnh và tỉnh giao lại cho huyện để xây dựng kế hoạch cho Nhân dân sản xuất, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

Thảo luận về kết quả thực hiện kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, đại biểu Bùi Huy Toàn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc, nêu ra nhiều vấn đề còn tồn tại, hạn chế như: Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có sẵn diện tích lớn đất công nghiệp được giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi, thu hút đầu tư. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện miền núi chưa được đồng bộ, chưa đạt chuẩn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn; việc thành lập theo số lượng mà chất lượng không có nên số doanh nghiệp giải thể nhiều.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Đại biểu Bùi Huy Toàn đề nghị nên có cơ chế đặc thù cho khu vực miền núi, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng về đường giao thông, điện, nước… để thu hút doanh nghiệp vào đầu tư. Tiếp tục đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao theo tinh thần Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Quan tâm nghiên cứu chiến lược phát triển nông nghiệp, bảo đảm giải quyết vấn đề về đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Có chính sách hỗ trợ du nhập và liên kết đối với các loại cây ăn quả mới; nên tăng mức hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới đối với các huyện miền núi...

Tổng hợp tại phiên thảo luận buổi sáng có 16 lượt ý kiến của đại biểu tham gia đóng góp vào nội dung của kỳ họp. Các ý kiến đều cơ bản nhất trí với nội dung các báo cáo của UBND tỉnh, báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh, Tòa án Nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh.

Các ý kiến cũng đánh giá cao công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, là kỳ họp đầu tiên HĐND tỉnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm phòng họp không giấy tờ cho các đại biểu HĐND tỉnh; các tài liệu kỳ họp được gửi trước bằng văn bản điện tử để các đại biểu nghiên cứu.

Các đại biểu cho rằng những kết quả đạt được là rất phần khởi, nhất là trong bối cảnh tình hình chung đang có nhiều khó khăn. Tuy nhiên, so với mục tiêu yêu cầu và sự mong đợi, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân trong tỉnh thì vẫn có những tồn tại, hạn chế được các đại biểu chỉ ra.

Đồng thời các đại biểu cũng đã có các kiến nghị về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, đó là: Tán thành cao giữ nguyên các mục tiêu của năm 2021, trong đó tăng trưởng đạt 11% trở lên. Tập trung cho phòng chống dịch COVID-19, nhất là việc phòng, chống dịch trong Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghệp, việc cách ly tại gia đình phải có biện pháp phù hợp, triển khai sớm, có hiệu quả cho các đối tượng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Đẩy mạnh cải cách hành chính để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Quan tâm thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng(GPMB) phục vụ các dự án. Trong GPMB phải quan tâm thực hiện tốt cho tất cả các dự án, cả dự án trọng điểm và dự án không trọng điểm. Về phát triển nông nghiệp: Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được quan tâm nhưng chưa xứng tầm chính sách đầu tư chưa đủ hấp dẫn để thu hút; vì vậy, cần xây dựng chính sách đủ mạnh để thu hút đầu tư. Đẩy mạnh sản xuất vụ Đông; thực hiện tốt việc tái đầu gia súc gia cầm, làm tốt công tác tiêm văc - xin. Chú trọng việc phát triển doanh nghiệp ở nông thôn gắn với sản phẩm OCOP. Đối với khu vực miền núi, dân tộc: Quan tâm xây dựng cơ chế hỗ trợ thu gom chất thải, nơi cự ly vận chuyển, thu gom trên 10 km; có cơ chế tuyển dụng và luân chuyển công tác của công chức, viên chức; có biện pháp thu hút đầu tư cho địa bàn miền núi; có biện pháp hỗ trợ nhân dân sau khi không còn thuộc vùng đặc biệt khó khăn; tiếp tục rà soát, đầu tư cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các đập tràn, cầu cạn để khắc phục tình trạng chia cắt giao thông khi mưa lũ, phát triển sản xuất...

Các ý kiến đều cơ bản nhất trí với nội dung dự thảo nghị quyết và báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, đồng thời có đề nghị bổ sung, điều chỉnh một số nội dung.

Kỳ họp thứ hai, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII: Các đại biểu thảo luận tại hội trường nhiều nội dung quan trọng

Phát biểu cuối phiên thảo luận, thay mặt Đoàn chủ tọa kỳ họp, đồng chí Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đánh giá cao các đại biểu đã nêu cao tinh thần, trách nhiệm của người đại biểu Nhân dân trước cử tri, tích cực phát biểu các ý kiến có chất lượng, thảo luận sâu sắc vào các vấn đề thực tiễn đang đặt ra đối với tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí đề nghị Đoàn Thư ký kỳ họp phối hợp cùng Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp các nội dung còn có ý kiến khác nhau để phục vụ phiên quyết nghị thông qua các nghị quyết vào chiều nay.

HĐND tỉnh đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu và trong phiên họp buổi chiều nay giải trình những vấn đề đại biểu HĐND tỉnh quan tâm, đồng thời trình bày một số giải pháp lớn về điều hành trong 6 tháng cuối năm 2021 để thực hiện tốt nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Báo Thanh Hóa điện tử


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.269.860
    Trong năm: 977.670
    Trong tháng: 88.956
    Trong tuần: 17.970
    Trong ngày: 1.759
    Online: 44