Từ tháng 5 năm 2022 đến nay, HĐND 2 cấp đã thông qua 2.444 nghị quyết về các nội dung quan trọng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo đảm đúng thẩm quyền của pháp luật, phù hợp với điều kiện mới của tỉnh.

Toàn cảnh hội nghị.

Sáng 18/10, dưới sự chủ trì của các đồng chí: Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Hai, nhiệm kỳ 2021-2026.

Các đại biểu dự hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy viên; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh, đại biểu Quốc hội đang công tác trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.

Các đại biểu dự hội nghị.

Ban hành nhiều nghị quyết quan trọng

Sau thành công Hội nghị Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, HĐND tỉnh và HĐND cấp huyện tiếp tục có nhiều đổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả. HĐND hai cấp đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp ủy, cụ thể hóa thành các nghị quyết, ban hành cơ chế, chính sách, các biện pháp thiết thực, khả thi, phù hợp với điều kiện và tinh hình thực tế của địa phương, góp phần quan trọng vào những thành tích, kết quả chung của tỉnh năm 2022 và 9 tháng năm 2023.

Nổi bật là: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND theo hướng thực chất, xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương; từ tháng 5 năm 2022 đến nay, tại các kỳ họp HĐND 2 cấp đã thông qua 2.444 nghị quyết về các nội dung quan trọng để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, bảo đảm đúng thẩm quyền của pháp luật, phù hợp với điều kiện mới của tỉnh.

Hoạt động giám sát, chất vấn, giải trình của HĐND, Thường trực HĐND được đổi mới theo hướng trọng tâm, thực chất; sau giám sát, giải trình, nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế, bức xúc đã được các cấp, các ngành tổ chức khắc phục và có chuyển biến tích cực. Tiếp xúc cử tri, tổng hợp và đôn đốc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và đơn khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Công tác tuyên truyền ngày càng đối mới, hiệu quả; thực hiện phòng họp không giấy tờ trong các kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND, góp phần từng bước đổi mới hoạt động của HĐND tỉnh và HĐND cấp huyện.

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy phát biểu thảo luận tại hội nghị.

Nêu cao trách nhiệm người đại biểu Nhân dân

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung phân tích những kết quả đạt được, rút ra những bài học kinh nghiệm, đồng thời chỉ rõ những tồn tại hạn chế. Đi sâu vào thảo luận, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy đã nêu lên công tác phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và Thường trực HĐND các cấp trong hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp.

... đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp, các hoạt động chất vấn, tăng cường giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm của mình trước cử tri, tăng cường giám sát, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.
Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy.

Đồng thời đề nghị HĐND tỉnh tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các kỳ họp, các hoạt động chất vấn, tăng cường giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục thực hiện tốt trách nhiệm của mình trước cử tri, tăng cường giám sát, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong tỉnh.

Đồng chí Lê Xuân Thu, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoằng Hóa phát biểu thảo luận tại hội nghị.

Phân tích rõ về trách nhiệm của đại biểu HĐND trong hoạt động chất vấn, đồng chí Lê Xuân Thu, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoằng Hóa đã chỉ rõ một số hạn chế trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND cấp huyện, đó là số ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND huyện vẫn còn ít, có câu hỏi còn chung chung, chưa đề cập sâu sát tới những vấn đề nóng, bức xúc của cử tri và Nhân dân.

Một số câu trả lời chất vấn của người bị chất vấn chưa cụ thể, chưa xác định rõ được trách nhiệm, nguyên nhân, chưa đi thẳng vào vấn đề nên chưa nhận được sự đồng tình, thống nhất của đại biểu và cử tri. Việc thực hiện chất vấn của đại biểu HĐND huyện thời gian giữa 2 kỳ họp hầu như chưa có.
Đồng chí Lê Xuân Thu, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Hoằng Hóa

Nhận thức về chất vấn và trả lời chất vấn của một số đại biểu HĐND và người bị chất vấn chưa đúng với mục đích, ý nghĩa của hoạt động này nên còn e ngại, chưa thật sự cởi mở. Một số câu trả lời chất vấn của người bị chất vấn chưa cụ thể, chưa xác định rõ được trách nhiệm, nguyên nhân, chưa đi thẳng vào vấn đề nên chưa nhận được sự đồng tình, thống nhất của đại biểu và cử tri. Việc thực hiện chất vấn của đại biểu HĐND huyện thời gian giữa 2 kỳ họp hầu như chưa có.

Đồng chí Hà Thị Hương, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quan Hóa phát biểu ý kiến.

Chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc lựa chọn nội dung và tổ chức phiên họp Thường trực HĐND huyện, đồng chí Hà Thị Hương, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Quan Hóa nêu rõ, để tổ chức phiên họp Thường trực HĐND huyện hiệu quả và chất lượng cần nhiều yếu tố, trong đó trọng tâm 03 giai đoạn gồm: Công tác chuẩn bị phiên họp; Tiến hành phiên họp; Giám sát thực hiện các nội dung kết luận phiên họp.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam phát biểu kết luận hội nghị.

Đổi mới phương thức hoạt động của HĐND theo hướng thực chất

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam đánh giá cao các ý kiến tham luận tại hội nghị và nhấn mạnh: Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023 và những năm tiếp theo, HĐND hai cấp cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới phương thức hoạt động của HĐND theo hướng thực chất, toàn diện, đồng bộ, vừa bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vừa bám sát yêu cầu thực tiễn, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.

Các đại biểu dự hội nghị.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tổ chức các kỳ họp HĐND. Với phương châm chuẩn bị “từ sớm, từ xa” Thường trực HĐND cần chủ động đôn đốc, phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp và các cơ quan có liên quan để thống nhất nội dung kỳ họp. Các Ban HĐND cần chủ động phối hợp các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp khi xây dựng dự thảo nội dung, tăng cường công tác khảo sát trực tiếp tại cơ sở, nhất là đối tượng chịu tác động của chính sách để làm căn cứ thực tiễn trong quá trình tổ chức thẩm tra. Đổi mới phương pháp điều hành các phiên họp linh hoạt, sáng tạo; phát huy trí tuệ tập thể trong quá trình thảo luận, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo đồng thuận cao trong việc thông qua các nghị quyết.

Thường trực HĐND cần chủ động đôn đốc, phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng cấp và các cơ quan có liên quan để thống nhất nội dung kỳ họp. Các Ban HĐND cần chủ động phối hợp các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp khi xây dựng dự thảo nội dung, tăng cường công tác khảo sát trực tiếp tại cơ sở, nhất là đối tượng chịu tác động của chính sách để làm căn cứ thực tiễn trong quá trình tổ chức thẩm tra.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam

Thường trực HĐND hai cấp cần bám sát các quy định cũng như trình tự, thủ tục để bảo đảm hoạt động giám sát đổi mới theo hướng thực chất, xác định rõ trách nhiệm, vì mục tiêu kiến tạo phát triển. Chú trọng thực hiện việc đánh giá, xem xét trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của HĐND, các Ban của HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tại các kỳ họp thường lệ.

... kịp thời lắng nghe, phản ánh và đề nghị giải quyết đối với những ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri gắn với việc thường xuyên giám sát chặt chẽ tiến độ giải quyết của các cơ quan chức năng có liên quan; tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam

Cùng với đó, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lượng hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND, nhất là trong việc thực hiện chức năng giám sát; đồng thời giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri và Nhân dân, kịp thời lắng nghe, phản ánh và đề nghị giải quyết đối với những ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri gắn với việc thường xuyên giám sát chặt chẽ tiến độ giải quyết của các cơ quan chức năng có liên quan; tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam nêu rõ: Kỳ họp thường kỳ cuối năm 2023, HĐND sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người do HĐND bầu và phê chuẩn. Đây là lần lấy phiếu tín nhiệm duy nhất trong nhiệm kỳ, với mục đích đánh giá uy tín, kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ; giúp cán bộ “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện trong công tác. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là cơ sở quan trọng để cấp ủy, tổ chức đảng đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý cán bộ. Vì vậy, Thường trực HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố bám sát Quy định số 96-QĐ/TW ngày 02/02/2023 của Bộ Chính trị, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm của HĐND tỉnh để tổ chức thực hiện, bảo đảm nghiêm túc, đúng quy định.

Báo Thanh Hóa


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    542 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.177.881
    Trong năm: 1.346.593
    Trong tháng: 145.604
    Trong tuần: 29.682
    Trong ngày: 4.077
    Online: 64