Cử tri đề nghị tăng cường hoạt động giám sát, quản lý đối với các hoạt động tín dụng. 

Ngày 25/3/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Văn bản số 2308/NHNN-VP về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi đến sau kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

Trong thời gian qua, công tác giám sát tiếp tục được tăng cường nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo rủi ro, sai phạm trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD). Trên cơ sở kết quả công tác giám sát, quản lý nhà nước đối với các TCTD, NHNN đã:

Thường xuyên có văn bản chỉ đạo, cảnh báo[1], chấn chỉnh hoạt động tín dụng của các TCTD nhằm góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Trong đó, đối với hoạt động tín dụng, NHNN yêu cầu các TCTD: (i) Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, cấp tín dụng đối với khách hàng lớn, nhóm khách hàng có liên quan,...; (ii) Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng, định giá tài sản bảo đảm, kiểm tra sử dụng vốn vay để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các rủi ro, tồn tại, sai phạm; (iii) Tập trung đẩy mạnh các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa, hạn chế tối đa phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu, nỗ lực thu hồi, xử lý nợ xấu; (iv) Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định nhằm phản ánh đúng chất lượng nợ, thực hiện dự thu lãi, thoái các khoản lãi dự thu phải thoái nhưng chưa thoái theo đúng quy định.

Đồng thời, NHNN chỉ đạo các TCTD quan tâm đặc biệt tới công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, trong đó lưu ý nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận nhằm phát hiện, cảnh báo, kịp thời ngăn ngừa rủi ro, xử lý các tồn tại, vi phạm trong hoạt động kinh doanh của TCTD, tăng cường kiểm tra, giám sát những lĩnh vực trọng yếu, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Triển khai thực hiện thanh tra trực tiếp theo kế hoạch thanh tra năm 2023, năm 2024, trong đó nội dung thanh tra tập trung hoạt động cấp tín dụng, xử lý nợ xấu như: thanh tra tập trung vào những khách hàng có dư nợ lớn, lãi dự thu lớn, dư nợ xấu cao, được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng thuộc nhóm người có liên quan, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như cho vay để kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán, BOT, BT...

Căn cứ kết quả thanh tra, các Đoàn Thanh tra đã tiến hành các biện pháp xử lý nghiêm đối với các sai phạm liên quan đến hoạt động cấp tín dụng như: xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm, chuyển Cơ quan Công an để xem xét, nghiên cứu, đánh giá, xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật đối với một số hồ sơ cấp tín dụng.

Hoạt động thanh tra, giám sát và các biện pháp xử lý phản ánh sự quyết liệt, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước, góp phần hỗ trợ TCTD tăng cường thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ xấu, bảo đảm an toàn hoạt động. Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động này, trường hợp phát hiện vi phạm, NHNN sẽ xem xét, xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật./.

 


[1] Các vào bân cảnh báo chung đối với các TCTD (như: Văn bản số 1032/NHNN-TTGSNH ngày 06/02/2024, Văn bản số 7688/NHNN-TTGSNH ngày 04/10/2023, Văn bản số 3205/NHNN-TTGSNH ngày 04/5/2023, Văn bản số 4148/NHNN-TTGSNH ngày 22/6/2022, Văn bản số 1976/NHNN-TTGSNH ngày 04/4/2022,...) và các văn bản cảnh báo rủi ro đối với từng TCTD.

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    542 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.176.383
    Trong năm: 1.346.593
    Trong tháng: 145.604
    Trong tuần: 29.682
    Trong ngày: 2.580
    Online: 115