Sáng ngày 11 tháng 5 năm 2012, Đoàn giám sát của Ban pháp chế HĐND tỉnh do Đồng chí Trần Quang Đảng,Ủy viên Ban Thường vụ,Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy,Trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành giám sát về công tác điều tra, truy tố, xét xử tại các cơ quan Công an,Viện kiểm sát nhân dân,Tòa án nhân dân huyện Quan Sơn.Tham dự đoàn giám sát có Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh,Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh.

      Vien toa.jpg

   Tại buổi làm việc, lãnh đạo các cơ quan, Công an,Viện kiểm sát,Tòa án nhân dân báo cáo Đoàn giám sát về công tác điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn huyện.

    Quan Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa; phía Bắc giáp huyện Quan Hóa; phía Tây và Nam giáp nước CHDCND Lào; phía Đông giáp huyện Lang Chánh, Bá Thước, trong 2 năm 2010- 2011 mặc dù tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện có thời điểm còn diễn biến phức tạp, nhưng 3 ngành Công an, Viện kiểm sát,Tòa án đã có nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị và bảo đảm trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cũng trong 2 năm, Tòa án nhân dân huyện đã phối hợp với cơ quan công an, viện kiểm sát nhân dân xác định các vụ án điểm và đã tổ chức xét xử lưu động 7 vụ án tại địa phương nơi xảy vụ án, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, thông qua đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật và tinh thần đấu tranh, phòng chống tội phạm trong nhân dân.

    Tuy nhiên, trong công tác điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn những hạn chế đó là: chưa coi trọng việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền điạ phương để phổ biến, quán triệt tuyên truyền các văn luật, Nghị định của chính phủ, các quy định của cấp trên về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm; một số lĩnh vực trọng tâm có dấu hiệu vi phạm, tội phạm như quản lý và sử dụng đất đai, quản lý tài chính ngân sách nhưng chưa được các cơ quan công an, viện kiểm sát phối hợp với thanh tra, các ngành để phát hiện tiến hành điều tra, xử lý...công tác nắm tình hình và thực hiện chế độ thông tin báo cáo còn hạn chế;chưa kịp thời dẫn đến việc chậm trễ trong giải quyết;chưa kiên quyết kháng nghị hoặc kiến nghị khi phát hiện vi phạm.Tỷ lệ các bản án xét xử bị cải sửa, hủy vẫn còn cao (Án hình sự:có 03 Bản án bị cải sửa; án; Án hôn nhân và gia đình:2).

     Tham dự buổi làm việc, các thành viên trong Ban đã thẳng thắn trao đổi với 3 ngành về những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong công tác điều tra, truy tố, xét xử trên địa bàn huyện.

    Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên trong đoàn giám sát, ý kiến giải trình của lãnh đạo Công an,Viện kiểm sát,Tòa án huyện Quan Sơn.Đồng chí Trần Quang Đảng,Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy,Trưởng Ban pháp chế HĐND tỉnh đã đánh giá cao sự nỗ lực của 3 ngành trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Đồng chí đề nghị 3 ngành phát huy thành tích đạt được, kiên trì khắc phục khó khăn, hạn chế để nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử; tiếp tục thực hiện tốt việc tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện sâu rộng các văn bản luật, nghị quyết 49 của Bộ chính trị; 3 ngành cần coi trọng việc kiện toàn, phân công cán bộ gắn với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống của cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị theo chỉ thị số 03 ngày 14/5/2011 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Nghị quyết trung ương 4; quán triệt và triển khai thực hiện quy chế phối hợp liên ngành trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đồng thời định kỳ hàng tháng, quý, năm tổ chức họp giao ban; bên cạnh đó tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh đối với những trường hợp sai phạm  trong cán bộ, chiến sỹ. Cuối cùng đồng chí đề nghị 3 ngành cần có kế hoạch cụ thể hàng năm và dài hạn về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ của các cơ quan tư pháp, đặc biệt phải chú trọng đến việc đào tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp; có giải pháp cho việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tư pháp cho vùng sâu, vùng xa, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng của cán bộ tư pháp.

    Đối với những đề xuất, kiến nghị của 3 ngành, Ban sẽ tổng hợp  để trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết.


Lê Thị Hương

(Phòng Công tác HĐND)


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
542 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 4.215.414
Trong năm: 1.363.964
Trong tháng: 133.195
Trong tuần: 27.089
Trong ngày: 4.384
Online: 179