Ngày 08/01/2013, tại Hà Nội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dự và chỉ đạo Hội nghị. Tham dự và đồng chủ trì hội nghị còn có các đồng chí trong Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, các sở, ban ngành của tỉnh.

ht_8_1_2013.jpg 

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và sửa đổi Hiến pháp, một công việc hệ trọng của Quốc gia. Trong lịch sử lập hiến, việc xây dựng, ban hành, sửa đổi Hiến pháp đều tiến hành lấy ý kiến nhân dân… Việc lấy ý kiến nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng trong toàn dân, góp phần làm cho Hiến pháp phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân; thể hiện vai trò làm chủ của nhân dân với các vấn đề quốc gia đại sự, tạo điều kiện cho người dân thể hiện quan điểm, chính kiến của mình.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước hội nghị Chỉ thị số 22 - CT/TƯ, ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trình bày báo cáo về những nội dung cơ bản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp; đồng chí Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật trình bày báo cáo về kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Theo đó, dự thảo Hiến pháp sau khi sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 124 điều; sửa đổi 99 điều và bổ sung 11 điều mới.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp quán triệt sâu sắc Nghị quyết, Chỉ thị của Quốc hội và của Bộ Chính trị về tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tế. Việc tổng hợp ý kiến đảm bảo đúng thời gian, chất lượng, phản ánh chính xác ý kiến nhân dân, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng pháp luật, tiết kiệm và hiệu quả.

Theo kế hoạch, người dân được góp ý kiến vào tất cả các nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp như: Lời nói đầu của Hiến pháp; chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ  quốc; bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ  thuật trình bày các quy định của Hiến pháp. Hình thức lấy ý kiến bao gồm: Góp ý trực tiếp bằng văn bản gửi đến các cơ quan, tổ chức; thảo luận tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; thông qua Trang thông tin điện tử của Quốc hội tại địa chỉ http://duthaoonline.quochoi.vn và các phương tiện thông tin đại chúng; các hình thức phù hợp khác. Đối tượng lấy ý kiến là các tầng lớp nhân dân; Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương và địa phương. Thời gia tổ chức lấy ý kiến bắt đầu từ ngày 02/01/2013 đến hết ngày 31/3/2013. Dự kiến cuối tháng 4, Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ trình bày báo cáo kết quả lấy ý kiến và dự kiến những vấn đề cần giải trình, tiếp thu, chỉnh lý để trình Ủy ban dự thảo xem xét./.

Lê Như Tú


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục
 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
542 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 4.210.947
Trong năm: 1.361.419
Trong tháng: 132.789
Trong tuần: 26.632
Trong ngày: 5.454
Online: 72