Để chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVI, ngày 05 tháng 7 năm 2013, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thông qua dự thảo các báo cáo trình tại kỳ họp HĐND. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc, tham dự với Ban có đồng chí Trần Đức Thanh, Uỷ viên Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Nội vụ và Trường Đại học Hồng Đức.
Tại kỳ họp lần
này, Ban Văn hóa - Xã hội trình HĐND tỉnh: Báo cáo kết quả giám sát việc thực
hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm 2006 đến nay; Báo
cáo hoạt động 6 tháng đầu năm và chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2013; Thẩm
traBáo cáo của
UBND tỉnh về tình hình Văn hóa - Xã hội 6 tháng đầu năm 2013; Báo cáo Thẩm tra dự
thảo Nghị quyết về cơ chế chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ
đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tham gia ý kiến nhằm hoàn chỉnh các báo
cáo của Ban. Về thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh từ năm
2006 đến nay, các đại biểu tập trung đánh giá thực
trạng công tác lập quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh thời gian qua
cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình tự, thủ tục lập quy hoạch tuân thủ
nghiêm quy định của pháp luật. Nội dung các quy hoạch được lập phù hợp với quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh và địa phương; phù hợp
với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và Thanh Hóa, góp phần khai thác có
hiệu quả nguồn tài nguyên, thu hút khách du lịch đem lại lợi ích kinh tế- xã
hội cho địa phương. Đến nay toàn tỉnh đã có 28 quy hoạch phát triển du
lịch được lập với dự toán cho lập quy hoạch là 26 tỷ đồng, trong đó có 23 quy
hoạch du lịch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có 64 dự án cơ sở hạ tầng kỹ
thuật được đầu tư từ ngân sách nhà nước, với tổng mức đầu tư là 1.400,2 tỷ
đồng, đã thực hiện đầu tư được 836 tỷ đồng đạt 60% so với tổng mức đầu tư. Cùng
với việc đầu tư từ ngân sách nhà nước, tỉnh ta đã thu hút được 56 dự án đầu tư
trực tiếp về kinh doanh du lịch, với tổng vốn đăng ký trên 16.380 tỷ đồng,
trong đó có 26 dự án đang triển khai thực hiện với tổng vốn đã đầu tư trên 1.000
tỷ đồng chiếm 6,1% so với tổng vốn đăng ký trong đó có một số dự án lớn như: dự
án tổ hợp khách sạn cao cấp Vạn Chài, dự án khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng
Linh Trường, dự án khu du lịch sinh thái Quảng Cư, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng
biển Hải Hoà. Qua việc triển khai thực
hiện quy hoạch, diện mạo các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh bước đầu được
cải thiện về điều kiện hạ tầng kỹ thuật; dịch vụ du lịch, từng bước đáp ứng các
nhu cầu thiết yếu, đa dạng của du khách. Một số chỉ tiêu chủ yếu như: lượng
khách, doanh thu, cơ sở lưu trú, lực lượng lao động...cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra. Tổ chức
không gian du lịch đã từng bước hình thành rõ nét hơn. Công tác tuyên truyền
quảng bá được chú ý quan tâm. Tài nguyên môi trường du lịch được chăm lo bảo
vệ, phục vụ cho sự phát triển lâu dài, bền vững. Nhiều di tích, danh lam thắng
cảnh của tỉnh ta được xếp hạng cấp quốc gia, đặc biệt Thành Nhà Hồ được UNESCO
công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên,việc
thực hiện quy hoạch phát triển du lịch vẫn còn một số tồn tại hạn chế chậm được
khắc phục như: Nhiều quy hoạch sau khi được phê duyệt
nhưng chưa tiến hành cắm mốc thục địa, chưa xây dựng kế hoạch cụ thể để triển
khai quy hoạch gây khó khăn cho công tác quản lý và thực hiện các dự án đầu tư
phát triển; Chất lượng một số quy
hoạch còn mang tính chủ quan, chưa bám sát nhu cầu và xu hướng thị trường; Một số quy hoạch không khả thi nên phải điều chỉnh nhiều lần;Thiếu vốn đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, xây
dựng khu tái định cư nên một số quy hoạch sau khi được phê duyệt không có khả
năng triển khai; Các dự án đầu tư du lịch thực hiện còn chậm, việc
quản lý còn nhiều hạn chế, yếu kém, có những dự án sau khi được cấp phép đầu
tư, chủ dự án sử dụng sai mục đích. Một số khu, điểm du lịch chưa thành lập ban
quản lý. Công tác thanh tra, kiểm tra
còn nhiều hạn chế, chưa phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm trong lấn
chiếm, thực hiện sai quy hoạch. Sự
phối hợp trong công tác quản lý quy hoạch giữa các cơ quan chuyên ngành với các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp chưa
chặt chẽ. Việc quản lý các quy hoạch phát triển du lịch chưa tập trung vào một
đầu mối, còn phân tán. Công tác tuyên truyền, quảng bá kêu
gọi đầu tư vào các khu, điểm du lịch còn nhiều hạn chế. Các cơ sở lưu trú còn yếu, trang thiết bị còn lạc hậu;
dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm đồ lưu niệm còn nghèo nàn đơn điệu;
dịch vụ thông tin, tài chính, ngân hàng, thương mại... chậm được đổi mới, tính
hấp dẫn kém, nên giữ khách không lâu. Kinh doanh vận chuyển khách còn nhiều bất
cập. Nguồn nhân lực du lịch còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt
là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn
nghiệp vụ, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút
khách và đầu tư phát triển du lịch.
Thẩm tra tờ trình của UBND
tỉnh về cơ chế chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và
sau đại học với các Trường Đại học nước ngoài. Các thành viên Ban Văn hoá-Xã
hội đã trao đổi và cơ bản thống nhất với nội dung đã nêu trong dự thảo Nghị
quyết kèm theo Tờ trình 48/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh. Về
chỉ tiêu đào tạo, Ban đồng ý với chỉ tiêu đề nghị trong dự thảo Nghị quyết là
360 lượt học viên, đồng thời đề nghị bổ sung vào dự thảo Nghị quyết, tổng số
học viên đã cử đi đào tạo theo từng lĩnh vực và trình độ đào tạo, danh sách các
đơn vị trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tuyển dụng nhân lực được đào tạo theo đề
án, giai đoạn 2013-2015 để làm căn cứ đào tạo theo địa chỉ; với 08 lĩnh vực đào
tạo và chỉ tiêu cho từng trình độ đào tạo. Về đối tượng đào tạo, với các tiêu
chuẩn về đối tượng tuyển sinh và đào tạo bậc đại học và sau đại học như trong
dự thảo Nghị quyết, đồng thời đề nghị tách riêng đào tạo thạc sỹ và đào tạo
tiến sỹ. Về đối tác liên kết, chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo, quy định việc
bồi hoàn chi phí và chính sách sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo từ Đề án,
Ban cơ bản đồng ý như dự thảo Nghị quyết và Tờ trình, đồng thời đề nghị nêu rõ
như: học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, sau đại học được
ưu tiên bố trí vào các cơ quan hành chính sự nghiệp công lập của tỉnh và phải
chấp hành sự phân công công tác của Chủ tịch UBND tỉnh. Việc tiếp nhận vào biên
chế công chức, viên chức nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành của nhà
nước. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học
công nghệ được tiếp nhận học viên của đề án làm việc tại cơ sở của đơn vị đóng
trên địa bàn tỉnh...
Ông
Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh kết luận các nội
dung của buổi làm việc. Trên cơ sở đó, Ban sẽ hoàn chỉnh các báo cáo để trình
kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh./.
Lê Thu Hà