Ngày 09 tháng 7 năm 2013, các đại biểu dự Kỳ họp thứ Bảy, HĐND tỉnh khóa XVI tiếp tục thảo luận tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm; xem xét các báo cáo giám sát chuyên đề của các ban HĐND tỉnh và các tờ trình của UBND tỉnh; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.

 

hdnd_9_7_20131.JPG

Chủ tọa kỳ họp gồm các đồng chí: Mai Văn Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đức Thanh, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh.

Tại phiên họp buổi sáng, các đại biểu tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm; các báo cáo giám sát của các Ban HĐND tỉnh; các Tờ trình của UBND tỉnh.

Đa số các đại biểu đều đồng tình với các báo cáo trình tại kỳ họp, đồng thời phân tích, xác định rõ thêm nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành nền kinh tế tỉnh ta thời gian qua. Đề cập đến việc tìm giải pháp thúc đẩy nền kinh tế, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, các đại biểu cho rằng, cùng với việc thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, trong thời gian tới cần tăng cường công tác dự báo, rà soát, phản ánh đúng thực trạng sản xuất công nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để kịp thời có những giải pháp phù hợp, giúp doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất. Trong đó ưu tiên nguồn vốn đối với một số doanh nghiệp, dự án sắp có sản phẩm, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, đóng góp nhiều cho ngân sách địa phương. Các cấp ủy, chính quyền địa phương cần cụ thể hóa những chương trình, đề án mà UBND tỉnh đã phê duyệt. Lĩnh vực văn hóa xã hội cũng nhiều đại biểu đề cập. Bên cạnh việc khẳng định những kết quả đạt được thì những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này cũng được nhiều đại biểu phân tích và đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn

Thảo luận về các báo cáo giám sát của các ban HĐND tỉnh,đa số các ý kiến đều thống nhất với các nội dung đã được nêu, khẳng định các báo cáo đã được các Ban HĐND tỉnh chuẩn bị công phu, có chất lượng. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng các báo cáo giám sát nếu được phản ánh ở bình diện rộng hơn thì sẽ có sức thuyết phục cao hơn.

Về nội dung này nhiều đại biểu đã tập trung phân tích hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, trong đó nhấn mạnh, công tác này mặc dù đã được quan tâm song nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân đang diễn ra khá phổ biến tại các khu công nghiệp, làng nghề, các điểm, khu du lịch. Một số lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị chưanhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác này nên chưa có các giải pháp kịp thời để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Việc thực hiện quy hoạch phát triển du lịch từ năm 2006 đến nay, nhiều đại biểu cho rằng, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế là do nguồn kinh phí để đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động du lịch là rất lớn trong khi ngân sách nhà nước có hạn. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là việc lựa chọn nhà đầu tư vào đầu tư các điểm, khu du lịch chưa kỹ lưỡng dẫn đến tình trạng do nhà đầu tư thiếu năng lực về tài chính dẫn đến các dự án treo hoặc triển khai dự án chậm so với thời gian quy định.

Đối với Chương trình xây dựng Nông thôn mới ở các huyện miền núi, nhiều đại biểu đã tập trung phân tích những kết quả đạt được, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục trong thời gian tới. Trong đó nổi lên vấn đề về mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của người nông dân.

Đối với nội dung các Tờ trình của UBND tỉnh vềmức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo trì đường bộ đối với xe mô tô trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn có những ý kiến khác nhau về mức thu đối với xe mô tô. Về Tờ trình về việc ban hành cơ chế, chính sách liên kết đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học với các trường đại học nước ngoài hiện các đại biểu cơ bản thống nhất song đề nghị quy định trong Nghị quyết cần phải chặt chẽ, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhưng cũng không trái với các quy định của pháp luật.

Tại phiên họp buổi chiều, HĐND tỉnh đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người do HĐND tỉnh bầu. Trước khi HĐND tỉnh tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã thông báo với HĐND tỉnh về việc triển khai các bước chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệmHĐND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 35/2012/QH13, ngày 21/11/2012 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Để việc lấy phiếu tín nhiệm đảm bảo tính khách quan, công bằng, đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các đại biểu phát huy cao vai trò của người đại biểu nhân dân, để mỗi lá phiếu của đại biểu phản ánh đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm.

Tiếp đó, ông Đỗ Minh Tuấn, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Trưởng Ban kiểm phiếu đã thông báo cụ thể về cách thức tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Việc lấy phiếu tín nhiệm được diễn ra đúng quy trình, quy định.

Ngày mai, 10 tháng 7 năm 2013, Kỳ họp thứ Bảy, HĐND tỉnh khóa XVI tỉnh tiếp tục làm việc với những nội dung: Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người do HĐND tỉnh bầu; Chủ tịch UBND tỉnh tiếp thu và giải trình một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý, điều hành của UBND tỉnh và bế mạc kỳ họp./.

Lê Như Tú

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
542 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 4.187.387
Trong năm: 1.351.050
Trong tháng: 142.149
Trong tuần: 30.774
Trong ngày: 39
Online: 62