Tiếp tục chương trình khảo sát công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch Quốc gia 2015- Thanh Hóa, ngày 08 tháng 10 năm 2014, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội cùng đoàn công tác đã tiến hành khảo sát tại Khu di tích Lịch sử Lam Kinh.

BVHXH_10_10_20141.jpg

​Trước khi làm việc với Ban Quản lý di tích Lịch sử Lam Kinh, đoàn công tác đã thăm Khu Di tích Lam Kinh và Đền thờ Trung túc Vương Lê Lai.Theo báo cáo, trong 9 tháng đầu năm Ban quản lý Di tích Lịch sử Lam Kinh đã đón và phục vụ 70 ngàn lượt khách, dự kiến cả năm đón và phục vụ trên khoảng trên 100 ngàn lượt khách, trong đó có nhiều đoàn khách Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách các Bộ ban ngành trong và ngoài tỉnh.  

            Trong thời gian qua, Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh đã tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền giới thiệu quảng bá di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện công tác sưu tầm hiện vật liên quan đến Lê Lợi triều đại Hậu Lê, mỗi năm sưu tầm được từ 50-70 hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu, phục vụ công tác tuyên truyền, giới thiệu cho khách tham quan di tích. Ngoài ra Ban quản lý Di tích cũng luôn tổ chức chăm sóc bảo vệ rừng, cảnh quan, đảm bảo an toàn không để xảy ra cháy nổ, mất mát tài sản di tích, di vật. Tổ chức phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương giáp danh di tích tham gia bảo vệ di tích, chống lấn chiếm, xả rác thải xuống hệ thống hồ vùng di tích, đảm bảo vệ sinh môi trường sạch sẽ an toàn. Tuy nhiên, hiện tại các đường giao thông kết nối giữa các di tích trọng điểm đang còn rất nhiều khó khăn, đường nhỏ, hẹp, ổ voi, ổ gà; chưa có sự thống nhất phối hợp chặt chẽ liên ngành trong việc tuyên truyền quảng bá tổ chức khai thác phát triển du lịch; Khu Di tích Lịch sử Lam Kinh được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2002 đến nay đã được 12 năm chưa có bổ sung điều chỉnh cho phù hợp, các công trình tôn tạo cảnh quan, hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư như khu đón tiếp, bãi đỗ xe, cảnh quan vòng ngoài, đường giao thông đến di tích; một số công trình đầu tư chưa hoàn thiện, Chính điện, nội thất đồ thờ 9 tòa Thái Miếu, một số điểm di tích chưa có vốn đầu tư hoặc chưa được nghiên cứu đầu tư như đền Bà Hàng Dầu, Tả Vu, Hữu Vu và 2 tòa Thái miếu 1,9...

            Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, đồng chí Phó Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh khẳng định tầm vóc, ý nghĩa lớn lao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi cũng như ý nghĩa, giá trị đặc biệt của Khu Di tích Lịch sử Lam Kinh. Để tiếp tục phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của Khu Di tích, đồng chí đề nghị Ban Quản lý Di tích Lịch sử Lam Kinh thực hiện tốt công tác quản lý các hiện vật; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ mốc giới của Khu di tích Lam Kinh; bảo vệ nghiêm cảnh quan, các cổ vật trong khu di tích, nâng cao ý thức chính trị của mỗi cán bộ, viên chức, người lao động trong cơ quan, tinh thần phục vụ đón tiếp khách chu đáo, tận tình để du khách mỗi lần đến Lam Kinh để lại ấn tượng tốt đẹp; thực hiện tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để du khách đến với Khu Di tích Lam Kinh ngày càng nhiều hơn. Ban quản lý cũng cần tăng cường, phát huy đội ngũ có trình độ năng lực chuyên môn giỏi về nghiệp vụ để tuyên truyền quảng bá và kết nối với các điểm di tích khác trong tỉnh./.

​Lê Thu Hà

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
542 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 4.198.209
Trong năm: 1.355.841
Trong tháng: 139.352
Trong tuần: 30.510
Trong ngày: 2.311
Online: 103