Thực hiện kế hoạch số 194/KH-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh về giám sát sáu tháng cuối năm. Ngày 09 tháng 10 năm 2014, Ban tiến hành khảo sát viêc thực hiện Hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Ngọc Lặc, Ông Lê Nhân Đồng Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn, cùng tham dự có Thường trực HĐND-UBND huyện, văn phòng HĐND-UBND, Phòng nông nghiệp huyện.
Đoàn trực tiếp đến khảo sát mô hình tại các xã: Lam Sơn,
Phúc Thịnh, Nguyệt Ấn huyện Ngọc Lặc. Theo báo cáo của UBND huyện, việc thực
hiện phần vốn hỗ trợ sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới đều căn
cứ vào các văn bản hướng dẫn của cấp trên để thực hiện một cách nghiêm túc,
việc bình xét, lựa chọn các hộ tham gia mô hình được thực hiện dân chủ, công
khai, chặt chẽ theo Hướng dẩn liên ngành Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
– Sở Tài chính Thanh hóa. Sau khi bình xét các hộ tham gia mô hình, đều có đề
án, phương án thực hiện.
Qua 02 năm tổ chức, triển khai thực hiện
nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện đạt kết quả sau: Chăn
nuôi thực hiện 05 mô hình; trồng trọt là 05 mô hình; số hộ thụ hưởng từ mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp được 694 hộ trong đó, tỷ lệ
hộ nghèo, cận nghèo tham gia trên 40%. Tổng kinh phí thực hiện các mô hình trên
4,8 tỷ đồng, trong đó Ngân sách trung ương hỗ trợ gần 1,2 tỷ đồng; nhân dân
đóng góp trên 3,6 tỷ đồng.
Về kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát, đến nay cơ
bản đã được khắc phục, các sở ban, ngành
cấp tỉnh có nhiều văn bản hướng dẩn chi tiết giúp cho cơ sở dễ thực hiện. Công
tác tuyên truyền được cấp ủy chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sự vào
cuộc của MTTQ các ngành đoàn thể đồng bộ, nhịp nhàng; Huyện chỉ đạo đồng loạt
các xã thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, không còn tình trạng tập
trung chỉ đạo một vài xã điểm như trước kia, nên kết quả thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đến nay đạt bình quân trên 8 tiêu chí, trong đó có 02
xã đạt 16 tiêu chí; có 02 xã đạt từ 11-13 tiêu chí.. Sau khi đi thực tế và qua báo cáo của huyện,
thay mặt đoàn công tác, Ông Lê Nhân Đồng nhận định, các mô hình chăn nuôi trên
địa bàn hiện tại đều phát huy hiệu quả, nhưng để có tính bền vững và nhân ra
được diện rộng là mô hình chăn nuôi Bò nhốt chuồng, chăn nuôi Lợn cỏ là phù hợp
với vùng miền, là hướng đi đúng, nên cần mở rộng qui mô.
Bên cạnh đó Đoàn công tác cũng lưu ý các phòng chuyên
môn của huyện cần nghiên cứu kỹ các văn bản của cấp trên, để tham mưu
cho UBND huyện thực hiện hỗ trợ các mô hình đúng qui định của Nhà nước, không để tình trạng hỗ trợ vượt quá qui định như mô hình
chăn nuôi lợn cỏ tại xã Phúc Thịnh (hỗ trợ vượt quá 5 triệu đồng/ hộ).
Doãn Ngọc Hài