Chiều ngày 19 tháng 11 năm 2014, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tiến hành làm việc với Công an, Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh về thực hiện các kiến nghị sau giám sát về công tá điều tra, truy tố và xét xử. Đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.

 PC_20_11_2014.jpg

Trên cơ sở kiến nghị của Ban Pháp chế, trong thời gian qua, 3 ngành Công an, Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, triển khai toàn diện và thực hiện có hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác điều tra,  truy tố, xét xử, thi hành án, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần duy trì ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, về cơ bản các kiến nghị của Ban đã được triển khai thực hiện.

            Từ 01/01/2013 đến 30/9/2014, cơ quan cảnh sát điều tra 2 cấp đã khởi tố 4.414 vụ, 6.745 bị can; kết thúc điều tra, chuyển Viện kiểm sát đề nghị truy tố 3.457 vụ, 6.711 bị can. Việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được thực hiện đúng quy định của pháp luật, không để xảy trường hợp nào bị bắt giữ, xử lý oan.

            Viện Kiểm sát nhân dân các cấp tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, kịp thời phát hiện vi phạm và kiến nghị, kháng nghị yêu cầu khắc phục, chấn chỉnh trong hoạt động tố tụng. Qua kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố 21 vụ, 31 bị can, ban hành 62 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; phát hiện 35 bản án có vi phạm; ban hành 29 kháng nghị phúc thẩm và 04 kháng nghị giám đốc thẩm...

            Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý  4.309 vụ án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm, gồm 7.760 bị cáo; đã giải quyết 4.093 vụ /7.706 bị cáo; tỷ lệ giải quyết đạt 95% về số vụ, tăng 2% so với cùng kỳ. Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo về cơ bản đều đảm bảo nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội và nhân thân  của bị cáo, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay.

            Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Lê Thị Thìn, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh khẳng định những kết quả đạt được của 3 ngành trên lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử  đã góp phần giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm của 3 ngành trong thời gian qua, đó là: Số vụ phạm tội về trộm cắp, đánh bạc, kinh tế, chức vụ, môi trường, buôn lậu... được phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình thực tế vi phạm. Việc xác minh, tiếp nhận một số tố giác tin báo tội phạm chưa đầy đủ nhất là tố giác, tin báo tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, buôn lậu. Vẫn còn một số viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, chưa nắm đầy đủ tố giác, tin báo về tội phạm trên địa bàn. Chất lượng tranh tụng tại phiên tòa của một số Kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, nhất là chất lượng cáo trạng và luận tội. Chưa kiểm sát chặt chẽ, toàn diện các bản án quyết định sơ thẩm của Tòa án để kịp thời phát hiện những thiếu sót, vi phạm, ban hành các kiến nghị, kháng nghị khắc phục. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng chất lượng giải quyết, xét xử  đối với một số vụ án của Tòa án nhân dân cấp huyện chưa tốt. Tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán, hội đồng xét xử còn khá caon hình sự hủy 41 vụ, trong đó hủy điều tra bổ sung 19 bị cáo, xét xử sơ thẩm sai 11 bị cáo, tình tiết mới 11 bị cáo; án sửa 114 vụ). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác điều tra, truy tố, xét xử, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm trong hoạt động tố tụng đồng chí đề nghị 3 ngành cần triển khai đồng bộ các giải pháp, chú trọng các giải pháp đột phá. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền trong việc lãnh đạo,chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Nâng cao chất lượng, tăng cường công tác giáo dục, quản lý  đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, có bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tác phong liêm chính để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Ngành Công an thực hiện nghiêm túc quy định về Thông tư liên tịch số 06 hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót trong công tác bắt, giam giữ, điều tra, xử lý tội phạm.           Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục thực hiện tốt việc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp; có giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác tin báo tội phạm, hạn chế thấp nhất tình trạng bỏ lọt tội phạm, vi phạm thời hạn giải quyết tin báo, tố giác tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền. Kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định của tòa án để kịp thời phát hiện, kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục sai sót, vi phạm. Tòa án nhân dân tỉnh tăng cường kiểm tra, giám đốc việc xét xử đối với Tòa án nhân dân cấp huyện để kịp thời phát hiện, uốn nắn, rút kinh nghiệm về những sai sót trong hoạt động xét xử. Kiên quyết không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với những Thẩm phán không hoàn thành nhiệm vụ, có nhiều án hủy, sửa do lỗi chủ quan.

Lê Hương

 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình chọn
Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
542 người đã bình chọn
Thống kê truy cập
Thống kê: 4.196.828
Trong năm: 1.355.841
Trong tháng: 139.352
Trong tuần: 30.510
Trong ngày: 930
Online: 55