Sáng ngày 11 tháng 11 năm 2014, Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Phòng cảnh sát đường thủy về tình hình và kết quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đường thủy nội địa trong thời gian từ 01.01.2013 đến 31.10.2014. Đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo: Công an tỉnh và Sở giao thông - Vận tải.
Thanh Hóa có
30 tuyến sông, kênh với tổng chiều dài 1889km, trong đó có 20 tuyến được đưa
vào khai thác, với chiều dài 697,5 km. Tổng số phương tiện thủy nội địa đang
hoạt động là 1539 chiếc: 8.506 tàu cá và 14 cầu phao tập trung trên các tuyến:
sông Chu, sông Mã, sông Tào, Sông Lèn, Sông Cầu Chày, Sông Bưởi. Trong thời
gian qua, phòng cảnh sát đường thủy đã tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên
truyền các văn bản quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn giao thông đường
thủy với nhiều hình thức phong phú và cách làm phù hợp với tình hình thực tế,
như xây dựng nhiều tin bài, phóng sự tuyên truyền pháp luật và phản ánh các
hoạt động của lực lượng Cảnh sát đường thủy trong công tác bảo đảm trật tự an
toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội trên đường thuỷ. Thường xuyên duy trì
từ 2-3 tổ công tác và phương tiện tàu, xuồng…tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm
hành chính trên các tuyến trọng điểm, những nơi tập trung nhiều phương tiện
thủy hoạt động như: tuyến hạ lưu sông Mã, khu vực ngã ba Tào, ngã ba Đầu, ngã ba
Bông, sông Lèn, khu vực Nghi Sơn… Từ 01/01/2013 đến 31/10/2014 xử phạt vi phạm
2030 trường hợp, thu nộp kho bạc Nhà nước trên 1,6 tỷ. Qua công tác tuần tra,
đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã,
thành phố có đường thủy đã bắt, xử lý nhiều vận chuyển lâm sản trái phép, thuốc
nổ và Heroin... chuyển cơ quan điều tra thụ lý theo thẩm quyền. Kết quả trên đã
góp phần đảm bảo an toàn giao thông không để xảy ra tai nạn giao thông đường
thủy dẫn đến chết người.
Tại buổi giám sát, phòng cảnh sát
đường thủy đã đề nghị xây dựng bến để neo đậu trông giữ phương tiện thủy vi
phạm và trang bị phương tiện tàu tuần tra kiểm soát trên biển và xe cẩu xuồng
phục vụ kịp thời công tác cứu hộ cứu nạn.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên trong đoàn giám sát, các
đại biểu tham dự, giải trình của lãnh đạo Phòng cảnh sát đường thủy. Đồng chí
Trần Quang Đảng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp
chế HĐND tỉnhđã ghi nhận những nỗ
lực, cố gắng của Phòng cảnh sát đường thủy trong thời gian qua. Đồng thời cũng
thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm đó là trật tự an toàn giao thông
đường thủy có thời điểm còn diễn biến phức tạp. Vẫn còn tình trạng vi phạm các
qui định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa như: bến đò ngang
hoạt động tự phát, chở người qua sông bằng bè mảng, chở hàng quá vạch dấu mớn
nước an toàn, nhiều phương tiện không đầy đủ thủ tục đăng ký, đăng kiểm, bến
hoạt động không có giấy phép, người lái đò không chứng chỉ chuyên môn; có những
bến đò đã bị các cơ quan, lực lượng chức năng lập biên bản đình chỉ nhưng vẫn
lén lút hoạt động; có những chủ phương tiện chưa thực hiện nghiêm túc việc
trang bị phao cứu sinh.... Một số cấp ủy, chính quyền địa phương có đường thủy
nội địa còn buông lỏng trong công tác quản lý, thiếu kiểm tra đôn đốc, chưa
quan tâm triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự an toàn đường thủy
nội địa, đồng chí đề nghị trong thời gian tới
phòng cảnh sát đường thủy cần chủ động phối hợp với Thanh tra giao
thông, ngành Tài nguyên và Môi trường, Bộ đội Biên Phòng và Công an các địa
phương huy động lực lượng, trang thiết bị, phương tiện, đẩy mạnh công tác tuần
tra, kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn giao thông đường
thủy nội địa của tổ chức, cá nhân liên quan. Kiên quyết đình chỉ các phương
tiện không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, đăng
kiểm, thiếu dụng cụ cứu sinh. Tùy theo tình hình thực tế tập trung lực lượng xử
lý và phòng ngừa các vi phạm pháp luật trên đường sông như buôn lậu, đánh bạc,
trộm cắp, mại dâm... Ban hành quy chế phối hợp giữa phòng cảnh sát đường thủy
với các Đồn biên phòng và Thanh tra giao thông. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao
chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục
pháp luật giao thông thủy nội địa đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
giao thông thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh. Các kiến nghị của Phòng cảnh sát đường thủy, Ban Pháp chế tiếp thu, báo
cáo với HĐND tỉnh và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền.
Lê Hương