Ngày 10 tháng 11 năm 2014, Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Phòng cảnh sát giao thông đường bộ về tình hình và kết quả thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ trong thời gian từ 01.01.2013 đến 31.10.2014. Đồng chí Trần Quang Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo: Công an tỉnh và Sở giao thông - Vận tải.
Trên cơ sở các
quy định của pháp luật, theo chức năng nhiệm vụ, trong thời gian qua Phòng cảnh
sát giao thông đã tham mưu và ban hành 67 kế hoạch, 48 phương án, 25 điện và
nhiều văn bản để triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông. Công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm được tăng cường, bước đầu đã
ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông,
góp phần kiềm chế tai nạn giao thông. Lập biên bản vi phạm 180.153 trường hợp,
nộp kho bạc nhà nước 110 tỷ 294 triệu đồng, tước 15.197 trường hợp, tịch thu
212 giấy phép lái xe và 03 đăng ký, 01 sổ kiểm định ATKT; tạm giữ 21.632 phương
tiện, gửi 30.211 thông báo vi phạm trật tự an toàn giao thông đến nơi cư trú.
Thông qua công tác tuần tra đã bắt, xử lý nhiều vụ vận chuyển ma túy và một số
hàng hóa cấm vận chuyển như gỗ, động vật hoang dã... Triển khai thực hiện các
phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông phục vụ các lễ hội, sự kiện chính
trị, văn hóa diễn ra trên địa bàn tỉnh. Bố trí lực lượng, phương tiện, đón dẫn
và bảo vệ tuyệt đối an toàn 162 đoàn các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng,
Nhà nước, khách quốc tế vào thăm và làm việc tại Thanh Hóa.
Sau khi nghe ý kiến thảo luận của các thành viên trong đoàn giám sát, các
đại biểu tham dự, giải trình của lãnh đạo Phòng cảnh sát giao thông. Đồng chí
Trần Quang Đảng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp
chế HĐND tỉnhđã đánh giá cao những
nỗ lực cố gắng của Phòng cảnh sát giao thông trong thời gian qua. Đồng thời
cũng chỉ rõ những hạn chế đó là: Tuy đã được quan tâm với nhiều hình thức nhưng
hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao
thông chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông đặc biệt là
người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và xe ô tô. Mặc dù không xảy ra tai nạn
giao thông đặc biệt nghiêm trọng nhưng tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn
biến phức tạp, vẫn xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. Tình trạng
các phương tiện vận tải vi phạm chở quá tải trọng chạy trên các tuyến đường
tỉnh, đường huyện, đường xã là khá phổ biến làm mặt đường nhanh bị biến dạng,
hư hỏng nặng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ảnh hưởng đến đời sống sinh
hoạt và gây bức xúc trong nhân dân. Để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng vi phạm
về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, đồng chí đề nghị trong thời gian tới
phòng cảnh sát giao thông cần đổi mới, nội dung và nâng cao chất lượng công tác
phổ biến, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông. Công tác tuần
tra, kiểm soát xử lý vi phạm thực hiện thường xuyên, liên tục, phải thực hiện
kiên quyết, nghiêm minh, đúng pháp luật và chỉ tuân theo pháp luật không phân
biệt đối tượng vi phạm. Tập trung xử lý các hành vi vi phạm của xe bus, xe
khách, tacxi, xe vận tải nhất là vi phạm chở quá khổ, quá tải. Thực hiện đầy đủ
chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư 65/2012/ TT- BCA của Bộ Công an;
thường xuyên tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc lực lượng Công an
cấp huyện thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.
Lê Hương