Ngày 16 tháng 11 năm 2017, cơ quan Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tại buổi tọa đàm, đồng chí Lê Chí Thi, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chánh Văn phòng, Chủ tịch Công đoàn cơ quan đã nêu bật quá trình hình thành và phát triển của ngành giáo dục Việt Nam theo Quyết định số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) lấy ngày 20/11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam; ôn lại truyền thống của ngành Giáo dục – Đào tạo theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, những bông hoa tươi thắm đến các các đồng chí nguyên là thầy giáo, cô giáo đang công tác ở cơ quan với tấm lòng biết ơn sâu sắc. Đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” từ bao đời nay của dân tộc ta. Nghề dạy học được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, vì sản phẩm đào tạo ra chính là con người, đã tôn vinh người thầy là những “kỹ sư tâm hồn”. Hiến pháp năm 2013 quy định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Hiện nay cơ quan có 4 đồng chí nguyên là nhà giáo, gồm:
1. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó trưởng Ban văn hóa – xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh;
2. Đồng chí Lê Quốc Thành, Ủy viên chuyên trách Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh;
3. Đồng chí Lê Thị Như Hoa, Ủy viên chuyên trách Ban văn hóa – xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh;
4. Đồng chí Lê Như Tú, Phó trưởng Phòng Tổng hợp;
Khi đang còn giảng dạy có các tiêu chuẩn phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt, đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Nhưng hiện nay đã chuyển sang làm nhiệm vụ khác theo yêu cầu của tổ chức có thẩm quyền, luôn gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật, nội quy của cơ quan; giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của Nhà giáo; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu nêu gương tốt cho cán bộ, công chức trong cơ quan.