Ngày 08/11/023, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tiến hành giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện miền núi, từ năm 2021 đến năm 2023, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn giám sát có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh.

Tại buổi làm việc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện miền núi, từ năm 2021 đến năm 2023.

Trong thời gian qua Sở đã bám sát mục tiêu, nội dung Chương trình của Chính phủ, gắn với tình hình thực tiễn của địa phương và phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương, các nghị quyết phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các địa phương, đơn vị.

Thành viên Đoàn giám sát phát biểu

Từ năm 2021 - 2023 đã phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương cho các huyện nghèo là: 844.426 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển cho 06 huyện nghèo: 703.026 triệu đồng và 02 huyện thuộc đề án huyện thoát nghèo (Bá Thước, Thường Xuân): 141.400 triệu đồng. Vốn sự nghiệp phân bổ cho 11 huyện miền núi: 408.356 triệu.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển đến ngày 30/9/2023 được 397.280 triệu đồng/844.426 triệu đồng, đạt 47,05% kế hoạch được giao cho 6 huyện nghèo và 02 huyện (nằm trong đề án huyện thoát nghèo).

Đối với nguồn vốn sự nghiệp tỷ lệ giải ngân của 11 huyện miền núi đến ngày 30/9/2023 được 60.841 triệu đồng/408.338 triệu đồng, đạt 14,9% kế hoạch được giao.

Thành viên Đoàn giám sát phát biểu

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: Thiết kế của Chương trình, cơ chế, chính sách, hướng dẫn của cơ quan Trung ương, tỉnh chậm được ban hành hoặc ban hành nhưng chưa phù hợp phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Chương trình. Công tác khảo sát, thiết kế, lập hồ sơ dự án đầu tư, hồ sơ dự án bảo vệ môi trường, giải phóng mặt bằng và xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh chậm; một số dự án đầu tư chưa đủ cơ sở để thẩm định, trình phê duyệt. Thời gian thẩm định hồ sơ các dự án khởi công mới của các cơ quan chuyên môn chưa được rút ngắn; một số hồ sơ phải thẩm định nhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Một số dự án giao thông đã phê duyệt nhưng phải dừng thi công do dự án đi qua đất rừng phải lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Một số địa phương, đơn vị được giao vốn đầu tư, kinh phí sự nghiệp để thực hiện các công trình, dự án, tiểu dự án tiến độ giải ngân các nguồn vốn chậm đạt tỷ lệ giải ngân thấp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Các huyện, đơn vị chậm xây dựng kế hoạch, lập dự toán chi tiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện; một số dự án, tiểu dự án còn vướng mắc trong cơ chế quản lý, điều hành, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh nên khó thực hiện phải đợi để sửa đổi, bổ sung, làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện.

Đại diện Sở Xây dựng phát biểu

 Tại buổi giám sát, đại diện lãnh đạo các Sở, ngành cấp tỉnh, các thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã phân tích, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư phát biểu

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm và sự cố gắng của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quyết định thành lập Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia; tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các nghị quyết phân bổ nguồn vốn của Trung ương cho các địa phương, đơn vị. Đồng thời, đề nghị Sở tiếp thu các ý kiến góp ý tại buổi giám sát để làm cơ sở, đưa ra các giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và nghèo phát sinh; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững; đảm bảo công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành.

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh phát biểu

Các ý kiến, kiến nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc HĐND tỉnh tiếp thu đưa vào Báo cáo kết quả giám sát việc triển khai thực Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện miền núi từ năm 2021 đến năm 2023, trình kỳ họp thứ 17 của HĐND tỉnh./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    372 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.365.721
    Trong năm: 992.976
    Trong tháng: 96.071
    Trong tuần: 21.797
    Trong ngày: 1.501
    Online: 74