Cử tri đề nghị có hướng dẫn cụ thể để áp dụng thống nhất trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

Ngày 05/8/2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có Văn bản số 3341/VKSTC-V2 về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 146 BLTTHS năm 2015: “Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận”.

Như vậy, trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tổ giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác, thì trách nhiệm tiếp nhận, trình tự, thủ tục tiếp nhận được quy định tại khoản 2 Điều 145 BLTTHS; khoản 1 Điều 5, Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNN-VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Viện KSND tối cao, quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Điều 4, 5, 6 mục 1 Chương II Thông tư số 28/2020/TT-BCA ngày 26/3/2020 của Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại xử lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của lực lượng Công an nhân dân; mục 3 Phần II Hướng dẫn số 15/HD-BCA-V03 ngày 29/8/2023 của Bộ Công an hướng dẫn về việc thực hiện bố trí Điều tra viên ở Công an cấp xã, cụ thể như sau:

(1) Về trách nhiệm tiếp nhận nguồn tin:

Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát các cấp, cơ quan, tổ chức khác (Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an, Tòa án các cấp, Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác) có trách nhiệm tiếp nhận nguồn tin tội phạm.

(2) Về trình tự, thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

- Các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận nguồn tin phải tổ chức trực ban hình sự, trực nghiệp vụ 24/24 giờ, bố trí cán bộ trực, phân công người tiếp nhận.

- Việc tiếp nhận nguồn tin do cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận (có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận), nếu người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì ghi rõ lý do từ chối vào biên bản;

Trường hợp nhận được nguồn tin qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận; trường hợp người phạm tội đến tự thú, đầu thú thì Cơ quan có thẩm quyền làm tiến hành lập biên bản, ghi lời khai của người tự thú, đầu thú và thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền đến tiếp nhận theo quy định tại Điều 152 BLTTHS;

Trường hợp tiếp nhận tố giác, tin báo về hành vi phạm tội đang diễn ra hoặc hành vi phạm tội diễn ra vừa kết thúc thì bị phát hiện, thì Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, tiến hành lập biên bản hoặc ghi chép vào sổ tiếp nhận... phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    516 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.030.857
    Trong năm: 1.278.311
    Trong tháng: 147.031
    Trong tuần: 25.019
    Trong ngày: 2.711
    Online: 76