Vừa qua, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã làm việc với Sở Lao động - Thương binh - Xã hội và Trường trung cấp nghề miền núi Thanh Hóa về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Theo số liệu của cơ quan chức năng, thực hiện Đề án "đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020", sáu tháng đầu năm 2012 các cơ sở đào tạo nghề đã tuyển mới được 27.500 người, đạt 44,35% kế hoạch năm, phấn đấu 6 tháng cuối năm tuyển mới đào tạo nghề cho 34.500 lao động.
Trường trung cấp nghề miền núi Thanh
Hóa có nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn miền núi của tỉnh.
Giai đoạn 2010 - 2012, Trường đã đào tạo các ngành nghề như: điện dân dụng,
điện công nghiệp hệ trung cấp với 121 học viên; hệ sơ cấp như: may công nghiệp,
tin học văn phòng, thú y, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi bò, trồng
cây công nghiệp, dệt thổ cẩm với 1100 học viên; liên kết với Trường Đại học
Hồng Đức và Trường Đại học Vinh đào tạo 245 học viên trình độ cao đẳng chuyên
ngành nông-lâm nghiệp, 160 học viên chuyên ngành khuyến nông và phát triển nông
thôn; Trường cũng đã tổ chức tuyển chọn và đào tạo cho 758 lao động học tiếng
Hàn để đăng ký dự tuyển đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Hàn Quốc.
Hiện nay, người lao động có nhu cầu học rất
nhiều ngành nghề, nhất là ngành nghề phù hợp với nhu cầu sản xuất và phát triển
kinh tế. Bởi suy cho cùng, trước hết phải giải quyết việc làm tại chỗ, sau đó
là tạo cơ hội cho những lao động nông thôn có nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và chuyển dịch ra khỏi địa bàn, tham gia xuất khẩu lao động. Cho nên, các
nghề liên quan đến nuôi trồng các loại cây, con phù hợp với từng địa phương
hiện đang sản xuất nông nghiệp vẫn là những nghề cần chúng ta ưu tiên đầu tư
đào tạo. Đào tạo cho người lao động cả về kiến thức, về kỹ năng lẫn thái độ
nghề nghiệp để nâng cao được chất lượng sản phẩm làm ra, đáp ứng được xu hướng
chuyển từ những mặt hàng tự cung tự cấp thành những mặt hàng xuất khẩu.
Để đáp ứng
nhu cầu đào tạo, dạy nghề cho người lao động miền núi tỉnh Thanh Hóa, Trường
trung cấp nghề miền núi đã nâng cao chất lượng dạy nghề, gắn dạy nghề với giải
pháp tạo việc làm, tự tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở
thực hiện Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề, đề án dạy nghề cho người lao
động nông thôn, huy động nguồn lực đầu tư cơ sở vật chật, thiết bị, giáo viên
dạy nghề đồng bộ theo từng nghề đạt chuẩn; đa dạng hóa các hình thức, các
phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất; phát
triển mạnh các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch cơ cấu
lao động, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới, mở rộng hình thức dạy nghề theo hợp đồng đào tạo hoặc đặt hàng
giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm
đảm bảo cho người học nghề xong có việc làm. Phấn đấu đào tạo với trình độ Trung
cấp nghề đến năm 2015 là 500 học viên, trình độ sơ cấp nghề mỗi năm 1.000 học
viên, sau khi ra trường sẽ được nhà trường giới thiệu đi làm việc tại các doanh
nghiệp trong nước hoặc xuất khẩu lao động.
Hiện tại nhà trường đang đào tạo theo đơn đặt
hàng của Công ty X20 Bộ Quốc Phòng và Tổng Công ty cổ phần dệt may Hà Nội với
số lượng công nhân không hạn chế các nghề như May công nghiệp, Điện xí nghiệp,
cơ khí sửa chữa máy; Nhà trường đang triển khaiđề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm
2020 và chỉ đạo xây dựng chương trình, bài giảng cho phù hợp với đối tượng học
nghề đáp ứng với tình hình mới và xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ từ đại
học của một số ngành nghề như Hàn, May công nghiệp, Nhiệt lạnh... để chương
trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt mục tiêu đề ra và mang lại lợi
ích thiết thực cho người dân, tránh lãng phí, việc đào tạo nghề phải theo hướng
người dân cần gì thì đào tạo cái đó mới thu hút được người lao động. Đồng thời,
đào tạo nghề gắn với trách nhiệm của địa phương và doanh nghiệp. Làm tốt công
tác này là hướng đi có hiệu quả nhất trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ
vào phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội./.
Lê Thu Hà
Phòng CT HĐND