Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri do Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thông báo tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh khoá XVI, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri đã kiến nghị, UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh kết quả thực hiện như sau:
1.
Cử tri thị xã Bỉm Sơn đề nghị thu hồi giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy xử lý
rác thải của Công ty cổ phần AE Toàn Tích Thiện để có điều kiện lựa chọn nhà
đầu tư khác.
Dự
án Nhà máy xử lý rác thải thị xã Bỉm Sơn do Công ty cổ phần AE Toàn Tích Thiện
làm chủ đầu tư, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2004 nhưng đến
nay mới đầu tư các hạng mục công trình phụ trợ, chưa đầu tư nhà máy xử lý rác
thải, vi phạm tiến độ dự án và pháp luật đất đai, ảnh hưởng đến việc thu gom,
xử lý rác thải của thị xã Bỉm Sơn.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã có
Công văn số 3041/UBND-NN ngày 07/5/2013 yêu cầu Công ty báo cáo, giải trình làm
rõ năng lực tài chính thực hiện dự án; cam kết thời gian hoàn thành đầu tư, đưa
nhà máy xử lý rác thải vào hoạt động. Ngày 10/6/2013, Công ty có Tờ trình số
610/TTr-AETTT đề nghị UBND tỉnh xem xét, gia hạn thời gian hoạt động của dự án
và đề nghị nâng cấp công suất nhà máy xử lý rác thải Bỉm Sơn từ 150-200
tấn/ngày lên 1.500 - 2.000 tấn/ngày, đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải cho thị xã
Bỉm Sơn và các huyện phía Bắc của tỉnh.
UBND tỉnh đã có Công văn số 4368/UBND-NN
ngày 18/6/2013 đồng ý chủ trương gia hạn thời gian hoạt động của dự án; yêu cầu
Công ty hoàn thiện hồ sơ chứng minh năng lực tài chính và công nghệ của dự án
để có cơ sở xem xét, cấp giấy chứng nhận đầu tư nâng công suất nhà máy xử lý
rác thải thị xã Bỉm Sơn; nếu Công ty không thực hiện các yêu cầu nêu trên, UBND
tỉnh sẽ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án theo quy định.
2.
Cử tri đề nghị phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy cho công an cấp huyện thực
hiện để giảm chi phí đi lại cho nhân dân.
Theo báo cáo của Công an tỉnh,
tính đến tháng 9/2013, đã thực hiện phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy cho
18/27 đơn vị công an cấp huyện đủ điều kiện. Hiện nay, Công an tỉnh đã xây dựng
phương án, có lộ trình phân cấp đăng ký mô tô, xe gắn máy cho các huyện: Nông
Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Hà Trung. Riêng các huyện giáp ranh thành phố Thanh
Hóa là: Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Quảng Xương và thành phố Thanh Hóa phải
thực hiện đăng ký mô tô, xe gắn máy tại Phòng Cảnh sát giao thông, đường bộ,
đường sắt thuộc Công an tỉnh theo quy định.
3. Cử tri đề nghị xác định mức độ ô nhiễm
môi trường do chất thải sản xuất của Nhà in Báo Thanh Hóa.
Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử
tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, lấy mẫu để phân
tích, đánh giá ô nhiễm môi trường khu vực Nhà in Báo Thanh Hóa. Kết quả các chỉ
tiêu đều vượt so với quy chuẩn cho phép. Nguyên nhân là do một phần nước thải sản
xuất của Nhà in Báo Thanh Hóa bị rò rỉ ra bên ngoài nhà máy và trong quá trình đốt
lò hơi đã phát thải mùi khét, gây ô nhiễm môi trường.
Trước tình hình trên, Thanh tra
Sở Tài nguyên và Môi trường đã 2 lần xử phạt vi phạm hành chính trong bảo vệ
môi trường đối với Công ty cổ phần in báo Thanh Hóa; đồng thời, yêu cầu Công ty
thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng nội dung báo cáo
đánh giá tác động môi trường được duyệt. Đến nay, tình trạng ô nhiễm môi trường
ở Nhà in Báo Thanh Hóa cơ bản đã được khắc phục.
4.
Cử tri huyện Nông Cống đề nghị xác định mức độ ô nhiễm môi trường do nước thải
sản xuất của Nhà máy đường Nông Cống và Nhà máy giấy Lam Sơn.
Hàng
năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức kiểm tra, giám sát, lấy mẫu phân
tích, đánh giá chất lượng môi trường ở Nhà máy Đường Nông Cống và Nhà máy Giấy
Lam Sơn. Kết quả kiểm tra cho thấy ở Nhà máy
Đường Nông Cống, nước thải tại hồ sinh học có chỉ tiêu SS vượt 1,37 lần, chỉ
tiêu BOD vượt 3,97 lần, chỉ tiêu COD vượt 1,65 lần, Coliforms vượt 1,48 lần; Nhà
máy Giấy Lam Sơn, chỉ tiêu Sunfua vượt 6,7 lần, tổng phốt pho vượt 1,69 lần quy
chuẩn cho phép.
Để
giải quyết dứt điểm tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, Sở
Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Công ty cổ phần Mía đường Nông Cống, Công
ty cổ phần Giấy Lam Sơn thực hiện nghiêm các quy định về xả nước thải vào nguồn
nước; vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải, khí thải đúng quy trình,
đảm bảo chất thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép. Đồng thời, yêu cầu
UBND huyện Nông Cống, UBND xã Thăng Long, Vạn Thắng thường xuyên kiểm tra, giám
sát, phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường đối với các
công ty trên. Đến nay, Công ty cổ phần Giấy Lam Sơn đã xây bịt cống xả nước
thải, bùn thải ra sông Yên và đầu tư hệ thống xử lý khí thải; Công ty cổ phần
Mía đường Nông Cống đã nạo vét các hồ sinh học, lưu giữ nước thải sản xuất để
xử lý trước khi thải ra môi trường.
5. Cử tri huyện Như Xuân đề nghị cần có
phương án giải quyết đất ở, đất sản xuất cho nhân dân các xã Hóa Quỳ, Bình
Lương, Tân Bình, Xuân Quỳ thuộc vùng lõi, vùng đệm Vườn Quốc gia Bến En.
Thực hiện ý kiến của cử tri, UBND tỉnh đã giao cho Ban
Quản lý vườn Quốc gia Bến En lập phương án điều chỉnh diện tích đất nhân dân
đang sử dụng ổn định thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý vườn Quốc gia Bến En
để giao cho địa phương quản lý, giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho các hộ dân. Hiện nay, Ban Quản lý vườn Quốc gia Bến En đang lập phương
án bố trí đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân đang sinh sống trong khu vực Vườn
Quốc gia Bến En, với diện tích khoảng 848 ha, trình UBND tỉnh xem xét, phê
duyệt.
Sau khi phương án bố trí đất ở,
đất sản xuất cho các hộ dân được phê duyệt, UBND tỉnh sẽ quyết định thu hồi đất
của Vườn Quốc gia Bến En giao cho các địa phương để giao cho nhân dân sử dụng
theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật bảo vệ và phát triển rừng.
6. Cử tri thành phố Thanh Hóa đề nghị di chuyển các hộ dân đang sinh
sống tại Khu chung cư số 1 Phan Chu Trinh, để đảm bảo an toàn cho nhân dân.
Để đảm bảo an toàn tính mạng cho
các hộ dân đang sinh sống tại Khu chung cư số 1 Phan Chu Trinh, UBND tỉnh đã
ban hành Quyết định số 2509/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 về việc phê duyệt phương án hỗ
trợ giải phóng mặt bằng; trong đó, quy định chính sách ưu đãi hỗ trợ người dân
như: hỗ trợ bằng 100% giá trị nhà chung cư theo giá nhà xây mới; 100% tiền đất
theo giá đất quy định hàng năm phân bổ cho các tầng, các căn hộ,… đồng thời,
dành 80 căn hộ chung cư thu nhập thấp Phú Sơn, 80 lô đất tại mặt bằng
2000/UBND-QLĐT tại phường Phú Sơn với giá ưu đãi; cho lựa chọn một số mặt bằng để
tái định cư. Đối với những hộ sau khi được hỗ trợ mà không đủ số tiền mua một
căn hộ chung cư thu nhập thấp sẽ được hỗ trợ để có đủ kinh phí mua một căn hộ
có giá thấp nhất tại Khu chung cư thu nhập thấp Phú Sơn.
Ngày
12/8/2013, UBND tỉnh đã có Công văn số 6286/UBND-CN giao UBND thành phố Thanh
Hóa thực hiện công tác GPMB chung cư số 1 Phan Chu
Trinh. Đề nghị các hộ dân tự giác chấp hành, khẩn trương di chuyển, nếu chậm
trễ, không di chuyển để xảy ra sự cố, các hộ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
7.
Cử tri huyện Hoằng Hóa đề nghị điều chỉnh quy hoạch khu du lịch sinh thái Hải Tiến,
huyện Hoằng Hóa để có đường dân sinh phục vụ nhân dân các xã trong vùng dự án.
Khu du lịch sinh thái biển Hải
Tiến, huyện Hoằng Hóa đã được phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tại Quyết định
số 2750/QĐ-UBND ngày 14/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh, với tổng diện tích 400
ha trên địa bàn 5 xã: Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng
Phụ. Trong quy hoạch được duyệt đã xác định rõ vị trí, quy mô các tuyến đường xuống
biển, các khu phục vụ hoạt động nghề cá của nhân dân. Tuy nhiên, việc đầu tư
chưa đồng bộ, chưa xây dựng được các tuyến đường xuống biển.
Hiện nay, Sở
Xây dựng đã lập nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Hải Tiến, đang nghiên
cứu, quy hoạch thêm các tuyến đường xuống biển, các khu công cộng, đáp ứng nhu cầu
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.
8. Cử tri huyện Thường Xuân đề nghị lập quy
hoạch xây dựng cửa khẩu Khẹo, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân.
Trong quy
hoạch tổng thể hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 được phê duyệt tại
Quyết định số 3023/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh đã xác định xã
Bát Mọt, huyện Thường Xuân sẽ trở thành thị trấn công nghiệp dịch vụ loại V, với
quy mô dân số 4.000 người, đất xây dựng đô thị khoảng 150 ha. Mặt khác, theo
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa đến
năm 2020 đã được phê duyệt, tỉnh sẽ xây dựng cửa khẩu Khẹo, xã Bát Mọt, huyện
Thường Xuân thành khu kinh tế cửa khẩu.
Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở
Xây dựng tham mưu, đề xuất chủ trương lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Bát Mọt,
làm cơ sở quản lý đất đai, thu hút dự án đầu tư.
9.
Cử tri thị xã Bỉm Sơn đề nghị đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch cho nhân dân
phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn.
Hiện nay,
trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn còn một số thôn, cụm dân thuộc các phường, xã: Đông
Sơn, Ba Đình, Bắc Sơn, Quang Trung chưa được dùng nước sạch.
Để giải quyết tình trạng nêu
trên, UBND thị xã Bỉm Sơn đã phối hợp với Công ty TNHH một thành viên cấp nước Thanh Hóa và UBND các
phường, xã nêu trên khảo sát, xây dựng phương án cấp nước cho các thôn, cụm dân
cư chưa được sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, do nguồn vốn còn khó khăn nên chưa
có điều kiện đầu tư xây dựng. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo thực hiện xã hội
hóa đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước sạch, đáp ứng nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân. Trường hợp UBND các phường, xã nêu trên của thị xã Bỉm
Sơn huy động được nguồn đóng góp của nhân dân sẽ được xem xét, ưu tiên đầu tư xây
dựng hệ thống cấp nước sạch.
10.
Cử tri thành phố Thanh Hóa đề nghị tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy
hoạch trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
Những năm vừa qua, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch trên địa bàn
thành phố Thanh Hóa vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, đó là: chưa quan tâm quy
hoạch cải tạo các khu dân cư hiện hữu, chỉnh trang đô thị; chưa lập đồ án thiết
kế các điểm nhấn kiến trúc cảnh quan, các trục đường chính trong đô thị; chất
lượng, tầm nhìn của một số quy hoạch còn hạn chế, phải điều chỉnh, bổ sung trong
quá trình thực hiện; việc cấp phép xây dựng nhà ở và quản lý hoạt động xây dựng
chưa đi vào nề nếp, vẫn còn xảy ra tình trạng xây dựng trái phép.
Để khắc phục tình trạng trên, UBND
tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng kiểm tra, hướng dẫn UBND thành phố Thanh Hóa lập và
phê duyệt các đồ án quy hoạch theo phân cấp; lập thiết kế kiến trúc đối với các
đường phố chính; đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện, đề xuất
cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm quy
hoạch. UBND tỉnh cũng đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND thành phố
Thanh Hóa báo cáo tình hình, đề xuất giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về
quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Thanh Hóa để triển khai thực hiện
trong thời gian tới.
11. Cử tri thành phố Thanh Hóa đề nghị lập quy hoạch phân
khu chức năng tỷ lệ 1/2.000 ở các phường, xã mới sát nhập về thành phố Thanh
Hóa.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 29/02/2012 về việc điều chỉnh địa giới hành chính
các huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính
thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, UBND
tỉnh đã chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa lập nhiệm vụ,
nghiên cứu quy hoạch các phân khu chức năng tỷ lệ 1/2.000 ở các phường, xã mới
sát nhập về thành phố Thanh Hóa.
Trên cơ sở nhiệm vụ quy hoạch
phân khu đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, UBND thành phố Thanh Hóa đang
triển khai lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 thuộc địa giới hành chính các
phường, xã mới sát nhập về thành phố Thanh Hóa.
12. Cử tri thành phố Thanh Hóa đề nghị quy
hoạch chợ tại Khu công nghiệp Lễ Môn, thành phố Thanh Hóa:
Tiếp
thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương rà soát quy
hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh để điều chỉnh, bổ sung cho phù
hợp.
Trong
đó, Sở Công Thương đã rà soát khu vực lân cận Khu công nghiệp Lễ Môn và dự kiến
quy hoạch 08 chợ hạng 3, bao gồm: phường Quảng Thành 02 chợ, phường Đông Hải 01
chợ, phường Quảng Hưng 03 chợ, xã Quảng Phú 01 chợ, xã Quảng Đông 01 chợ. Với dự
kiến quy hoạch trên, hoàn toàn phù hợp với phân bố dân cư và xu hướng phát
triển các khu dân cư, khu đô thị mới trong khu vực.
13.
Cử tri các huyện Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy đề nghị
hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn do nhân dân đóng góp xây dựng đã
bàn giao cho Công ty Điện Lực Thanh Hóa quản lý, khai thác.
Theo báo cáo của Sở Công Thương,
trên địa bàn các huyện Hoằng Hóa, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Bá Thước, Cẩm Thủy có 84
công trình (84 xã) lưới điện hạ áp nông thôn được đầu tư từ nguồn vốn do nhân
dân đóng góp, đã bàn giao cho Công ty Điện Lực Thanh Hóaquản lý, khai thác. Đến nay, có 37 công trình đã được phê duyệt
giá trị còn lại với tổng số vốn là 15,5 tỷ đồng nhưng chưa được hoàn trả vốn
đầu tư theo quy định. Nguyên nhân chủ yếu là do hồ sơ, chứng từ liên quan đến
việc huy động vốn góp của nhân dân, vốn vay của các tổ chức tín dụng chưa đảm
bảo theo quy định nên Công ty Điện Lực Thanh Hóa chưa có đủ cơ sở để báo cáo
Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc cấp vốn hoàn trả cho bên giao.
Để đẩy nhanh tiến độ giao, nhận
và hoàn trả vốn đầu tư các công trình lưới điện hạ áp nông thôn, UBND tỉnh đã
chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương hoàn thành việc thẩm định
và phê duyệt giá trị còn lại của các công trình lưới điện hạ áp nông thôn trên
địa bàn, làm cơ sở cho việc bàn giao, hoàn trả vốn đầu tư. Đối với các công
trình không có đủ hồ sơ theo quy định, UBND các huyện, thị xã, thành phố phải khẩn
trương tập hợp, gửi về Sở Tài chính, Sở Công Thương, Công ty Điện lực Thanh Hóa
để tổng hợp, xem xét, đề xuất UBND tỉnh hướng xử lý đối với từng công trình cụ
thể, sớm hoàn thành kế hoạch bàn giao hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn cho
ngành điện quản lý, khai thác.
14.
Cử tri huyện Cẩm Thủy đề nghị đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án bảo tồn và phát huy truyền thống làng văn hóa Lương Ngọc, xã Cẩm Lương và khu
du lịch suối cá Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.
Dự
án bảo tồn và phát huy truyền thống làng văn hóa Lương Ngọc,
xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy đã được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số
3584/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh với tổng mức đầu tư 10,7 tỷ
đồng; dự án được khởi công xây dựng tháng 12/2011 và kế hoạch hoàn thành sau 24
tháng khởi công. Đối với phần xây lắp, đến nay đã hoàn thành thi công 05/10 nhà
sàn; dự kiến hoàn thành thi công 05 nhà sàn còn lại trong tháng 12/2013, bảo
đảm tiến độ đã đề ra. Đối với công tác bảo tồn văn hóa phi vật thể, đến nay đã hoàn
thành một số công việc bảo tồn, phục dựng lễ hội dân gian, hoạt động văn hóa,
nghệ thuật truyền thống, các trò chơi, trò diễn dân gian, góp phần làm phong
phú thêm văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Cẩm Thủy.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng đang
chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu du lịch suối cá Cẩm
Lương, huyện Cẩm Thủy, làm cơ sở xây dựng phương án khai thác, phát huy giá trị
và kêu gọi đầu tư phát triển khu du lịch suối cá Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.
15. Cử tri huyện Bá Thước đề nghị đầu tư xây dựng nhà ở nội trú
cho học sinh Trường THCS xã Thành Sơn và Trường THCS xã Lũng Cao; xây dựng nhà
công vụ cho giáo viên Trường Tiểu học xã Thành Sơn và Trường Tiểu học xã Lũng
Cao, huyện Bá Thước.
Theo
kết quả khảo sát ban đầu của Ban Dân tộc, toàn tỉnh có 33 trường tiểu học, 40
trường THCS cần phải đầu tư xây dựng nhà ở nội trú, với tổng nhu cầu vốn đầu tư
khoảng 320 tỷ đồng.
Trong điều kiện ngân sách địa
phương còn khó khăn, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì,
phối hợp với Ban Dân tộc, UBND các huyện miền núi rà soát, lập danh mục các
trường phổ thông dân tộc bán trú đủ điều kiện được hỗ trợ kinh phí đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất theo Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ
tướng Chính phủ để báo cáo các Bộ, ngành Trung ương có liên quan xem xét, hỗ
trợ kinh phí đầu tư xây dựng nhà ở nội trú cho học sinh các trường phổ thông
bán trú trên địa bàn toàn tỉnh.
16. Cử tri thành phố Thanh Hóa đề nghị
quy hoạch xây dựng các trường THPT do sát nhập 19 xã, thị trấn của các huyện
Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Đông Sơn và Quảng Xương về thành phố Thanh Hóa.
Sau khi sát nhập 19 xã, thị trấn
của các huyện nêu trên, thành phố Thanh Hóa có 37 xã, phường, với dân số khoảng
393,3 nghìn người; có 9 trường THPT, không kể Trường THPT chuyên Lam Sơn và
Trường THPT Dân tộc Nội trú. Để bảo đảm phân bố hợp lý các trường THPT trên địa
bàn, UBND thành phố Thanh Hóa đã dự kiến quy hoạch các trường THPT, cụ thể: chuyển
trường THPT Nguyễn Trãi ở phường Điện Biên về xã Hoàng Long; chuyển trường THPT
Tô Hiến Thành ở phường Đông Sơn về xã Quảng Phú và thành lập mới 01 trường THPT
ở xã Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa.
Trên cơ sở đề xuất của UBND thành
phố Thanh Hóa, UBND tỉnh sẽ xem xét bổ sung, điều chỉnh mạng lưới các trường
THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa cho phù hợp.
17.
Cử tri huyện Hậu Lộc đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu tuyển
sinh vào lớp 10 THPT cho phù hợp với tình hình thực tế của các trường trong
huyện và giữa các huyện trong tỉnh.
Năm học 2013- 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo
Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau THCS. Theo
đó, tỷ lệ tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập trên địa bàn khu vực miền núi là
75%, khu vực đồng bằng và ven biển là 70% số học sinh dự thi. Đối với các
trường THPT trên địa bàn huyện Hậu Lộc tỷ lệ tuyển sinh thực tế đạt 76,7% số
học sinh dự thi, cao hơn bình quân khu vực đồng bằng, ven biển. Việc phân bổ
chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT cho các trường THPT trên địa bàn huyện Hậu
Lộc đã được tính toán, xác định dựa trên điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo
viên của từng trường; mặt khác do học sinh được quyền lựa chọn trường dự thi
nên số lượng học sinh dự thi, tỷ lệ học sinh được tuyển sinh vào các trường
THPT khác nhau. Trong những năm tới, số học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 trên
địa bàn huyện Hậu Lộc có xu hướng giảm xuống, vì vậy các nhà trường trong huyện
cần phải nâng cao chất lượng giáo dục để thu hút được nhiều học sinh vào trường
mình.
18.
Cử tri đề nghị làm rõ nguyên nhân việc đưa giống lúa
BC15 vào sản xuất vụ Xuân năm 2013, dẫn đến thiệt hại lớn cho bà con nông dân
và cần có chính sách hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Ngày 24/5/2013, Cục
Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 1206/TT-CLT khẳng định
nguyên nhân diện tích lúa BC15 bị lép là do tác động bất lợi của thời tiết và bản
thân giống lúa BC15 kém chống chịu với thời tiết rét và nhiệt độ thấp.
Để
xảy ra thiệt hại lúa BC15 vụ Chiêm Xuân 2013, ngoài nguyên nhân khách quan nêu
trên, còn có nguyên nhân chủ quan là do người dân không thực hiện đúng cơ cấu
giống lúa Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện hướng dẫn; các ngành chức
năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, kiểm tra việc bố trí cơ cấu
giống lúa vụ Chiêm Xuân chưa sát sao, chưa có biện pháp chỉ đạo cương quyết đối
với Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình về việc cung ứng giống lúa BC15 trong
vụ Chiêm Xuân 2013.
Trước tình hình thiệt hại nêu trên, UBND tỉnh đã làm việc
với Công ty Cổ phần giống cây trồng Thái Bình hỗ trợ cho tỉnh Thanh Hóa 500 tấn
giống lúa các loại. Trong vụ mùa năm 2013 đã có 4 huyện nhận hỗ trợ với tổng số
lúa giống là 80 tấn; 420 tấn giống lúa còn lại, Công ty Cổ phần giống cây trồng
Thái Bình sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các địa phương trong vụ Chiêm Xuân 2014. Đồng
thời, UBND tỉnh cũng đã giao Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT,
UBND các huyện, thị xã, thành phố tính toán nhu cầu kinh phí hỗ trợ báo cáo
Chính phủ. Theo tổng hợp, báo cáo của các huyện, nhu cầu kinh phí hỗ trợ là
15,7 tỷ đồng, được sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, UBND tỉnh sẽ cấp kinh phí
hỗ trợ cho các hộ trong năm 2013.
19.
Về đề nghị đầu tư các công trình thuộc lĩnh vực đê điều và phòng chống lụt bão.
- Về các tuyến đê cử tri đề
nghị cải tạo, nâng cấp, gồm: Đê sông Mã xã Yên Thái, đê Đồn Trang xã Qúy Lộc, huyện Yên Định; đê sông Lèn, xã Quang Lộc, huyện
Hậu Lộc; đê sông Cầu Chày, đoạn qua xã
Xuân Tín, Thọ Thắng, huyện Thọ Xuân, UBND tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư,
đang giao các chủ đầu tư thực hiện các bước tiếp theo của dự án.
- Về tu bổ tuyến đê sông Hoàng huyện Triệu Sơn, huyện Quảng
Xương: Hiện nay, UBND tỉnh đã giao Sở Nông nghiệp và PTNT lập dự án nạo vét
sông Hoàng kết hợp với việc nâng cấp đê. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn
đầu tư nên dự án chưa được triển khai thực hiện.
- Về tu bổ nâng cấp tuyến đê bối thôn Cộng Hoà, xã Vạn Thiện,
huyện Nông Cống: Tuyến đê này đã được UBND huyện Nông Cống đưa vào quy hoạch
Thuỷ lợi vùng 3 Nông Cống. Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan tìm nguồn vốn để đầu tư tu bổ nâng
cấp tuyến đê này.
20. Về đề nghị đầu tư nạo vét sông Lý,
sông Rào huyện Quảng Xương; đầu
tư kênh tưới B10 qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn.
- Dự ánnạo vét, sửa chữa cải tạo hệ thống
tiêu sông Lý đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết
định số 396/QĐ-UBND ngày 09/02/2009 và giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu
tư. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang đấu mối với các Bộ, ngành Trung ương,
các nhà tài trợ tìm nguồn vốn đầu tư dự án.
- Về nạo
vét sông Rào, huyện Quảng Xương:UBND tỉnh đã chỉ đạo Công ty TNHH một thành viên
công trình thủy lợi Sông Chu triển khai nạo vét một số đoạn ách tắc cục bộ trên
sông Rào, với tổng kinh phí 1.700 triệu đồng, bằng nguồn kinh phí Trung ương hỗ
trợ khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân năm 2012-2013.
-
Về đầu tư kênh tưới B10 qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn:Kênh
tưới B10 hiện còn 4,1 km kênh đất chưa
được kiên cố hóa. Ngày 22/10/2012, Chủ tịch
UBND tỉnh đã có Quyết định số 3483/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư
các tiểu dự án đề xuất tham gia giai đoạn 2 - Dự án phát triển nông thôn tổng
hợp các tỉnh Miền Trung, vay vốn ADB & AFD, trong đó có Tiểu dự án cải tạo,
nâng cấp các công trình tưới, tiêu vùng đuôi kênh B10. Hiện nay, Sở Nông
nghiệp và PTNT đang triển khai lập dự án đầu tư để trình phê duyệt và triển
khai thực hiện.
21.
Về đề nghị triển khai thực hiện dự án sắp xếp dân cư vùng ngập hồ sông Mực,
huyện Như Thanh.
Dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng ngập hồ Sông Mực đã
được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4803/QĐ-UBND ngày 31/10/2010,
với quy mô sắp xếp 659 hộ dân sinh sống ở các xã Bình Lương, Tân Bình, huyện
Như Xuân và xã Xuân Thái, huyện Như Thanh. Tổng diện tích đất phải thu hồi 324,68
ha, trong đó có: 231,33
ha do Vườn Quốc gia Bến En quản lý; 93,35 ha do Ban quản lý rừng phòng hộ Như
Xuân quản lý.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang điều chỉnh dự
án để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và PTNT thẩm
định nguồn vốn của dự án. Sau khi phê duyệt điều chỉnh và bố trí vốn cho dự án,
Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện.
22. Cử tri huyện Cẩm
Thủy đề nghị bàn giao 22,5 ha đất tại xã Cẩm Quý do Công ty TNHH một thành viên
Cao su Thanh Hóa đang sử dụng cho địa phương quản lý để cấp đất sản xuất cho
các hộ dân thiếu đất sản xuất tại xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thủy.
UBND tỉnh đã có Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày
15/4/2009 thu hồi 22,5 ha đất của Nông trường Thạch Quảng thuộc Công ty TNHH
MTV Cao su Thanh Hóa giao cho UBND xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thuỷ quản lý, sử dụng,
nhưng đến nay, Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa vẫn chưa bàn giao đất cho UBND
xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thuỷ với lý do phần diện tích đất trên nằm trong vùng quy hoạch trồng cây cao su.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi
trường trong số 22,5 ha đất phải bàn giao, có 18,81 ha đất đã được Nông trường
Thạch Quảng ký hợp đồng giao khoán cho 04 hộ dân từ trước năm 2012 để trồng mía.
Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo yêu cầu Công ty TNHH MTV Cao su Thanh Hóa khẩn
trương bàn giao diện tích đất trên cho UBND xã Cẩm Quý, huyện Cẩm Thuỷ quản lý,
sử dụng theo quyết định của UBND tỉnh.
23.
Cử tri huyện Bá Thước đề nghị chuyển diện tích đất của Công ty Lâm nghiệp Cẩm
Ngọc thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam đang sử dụng cho huyện quản lý để xây
dựng và mở rộng vùng nguyên liệu mía.
UBND tỉnh đã có văn bản báo cáo
Thủ tướng Chính phủ đề nghị bàn giao các lâm trường Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm
Thủy cho tỉnh quản lý. Tại Thông báo số 245/TB-VPCP ngày 15/7/2013 của Văn
phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã giao Bộ Công Thương,
Tổng Công ty Giấy Việt Nam khẩn trương rà soát quy hoạch, trình Thủ tướng Chính
phủ xem xét, phê duyệt để có cơ sở giải quyết đề nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa
về bàn giao các lâm trường Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Trạm nghiên cứu giống
Ngọc Lặc và diện tích vùng nguyên liệu của Nhà máy Giấy Châu Lộc cho tỉnh Thanh
Hoá quản lý.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến về việc bàn giao các lâm
trường trên, UBND tỉnh sẽ xem xét, giải
quyết đề nghị của cử tri.
24.
Cử tri huyện Tĩnh Gia đề nghị hỗ trợ đời sống cho nhân dân làm muối bị ảnh
hưởng do triển khai các dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn.
Để ổn định đời sống các hộ dân sản xuất muối ở xã Hải
Bình, huyện Tĩnh Gia bị ảnh hưởng do thi công các dự án trong Khu kinh tế Nghi
Sơn, UBND tỉnh đã có Công văn số 5278/UBND-KTTC ngày 15/7/2013, hỗ trợ thu nhập
01 năm trên diện tích đất sản xuất muối cho các hộ dân thôn Tân Hải và thôn
Tiền Phong; hỗ trợ thu nhập 3 năm cho các hộ dân thôn Tân Vinh và thôn Đoan
Hùng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia.
25. Cử tri thành phố Thanh Hóa đề nghị cần có chế độ,
chính sách cho các hộ quản lý rừng phòng hộ, xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa.
Theo quy định, các hộ quản lý
rừng phòng hộ xã Đông Lĩnh thuộc đối tượng được cấp kinh phí để thực hiện
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và khoanh nuôi tái sinh rừng. Tuy nhiên, do ngân sách
nhà nước còn hạn hẹp, chưa có điều kiện cấp đủ kinh phí cho toàn bộ diện tích
rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh, chỉ bố trí một phần kinh phí thực hiện khoán
trên diện tích rừng phòng hộ xung yếu. Khi ngân sách nhà nước có điều kiện,
UBND tỉnh sẽ cấp kinh phí cho tất cả các hộ quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn
tỉnh theo quy định, trong đó có các hộ quản lý rừng phòng hộ xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh
Hóa.
26.
Về đề nghị cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác phòng, chống cháy
rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sến Tam Quy, huyện Hà Trung.
Khu bảo tồn loài sến Tam Quy, huyện Hà Trung thuộc đối tượng được
hưởng chính sách đối với rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ. Ngày 08/8/2013, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định số 2764/QĐ-UBND
về việc phân bổ kinh phí khoán khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên trên địa bàn
tỉnh. Theo đó, giao Trung tâm Nghiên
cứu ứng dụng Khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa thực hiện khoán bảo vệ 500
ha rừng đặc dụng, với tổng kinh phí 50 triệu đồng và khoán bảo vệ 1.000 ha rừng
phòng hộ, với tổng kinh phí 200 triệu đồng.
27.
Về đề nghị đầu tư xây dựng, nâng cấp một số đường tỉnh, đường huyện và một số
cầu.
- Tuyến đường dọc hữu ngạn, tả
ngạn sông Chu, huyện Thọ Xuân; đường
nối đê Hà Lan với cầu Cải, huyện Hà Trung; đường từ xã Hà Lai, huyện Hà Trung
đi thị xã Bỉm Sơn; đường từ cầu Cừ,
xã Hà Yên, huyện Hà Trung đi huyện Thạch Thành; đường thị trấn Thường Xuân đi xã
Luận Thành, huyện Thường Xuân; đường từ ngã ba Chuối, huyện Nông Cống đến xã
Thanh Tân, huyện Như Xuân; đường từ thị trấn Kiểu, huyện Yên Định đi đường Hồ
Chí Minh. Hiện nay, các tuyến đường tỉnh nêu trên đã xuống cấp, mặt đường bị
sụt lún, rạn nứt, lầy lội, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham
gia giao thông. Do ngân sách tỉnh còn khó khăn, chưa thể đầu tư nâng cấp, UBND
tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải sửa chữa những đoạn hư hỏng nặng bằng
nguồn vốn sự nghiệp kinh tế giao thông trong năm 2013.
- Tuyến đường từ xã Mậu Lâm, huyện
Như Thanh - đi cầu Vạn Hòa, huyện Nông Cống đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê
duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 27/6/2011 với tổng mức
đầu tư 29,06 tỷ đồng và tuyến đường đi qua các xã Thanh Tân, Yên Lạc, Phúc
Đường, huyện Như Thanh đã được phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số
3651/QĐ-UBND ngày 04/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh với tổng mức đầu tư 25,5 tỷ
đồng, do UBND huyện Như Thanh làm chủ đầu tư. Hiện nay, ngân sách tỉnh còn khó
khăn nên chưa có điều kiện cân đối, bố trí vốn triển khai thực hiện các dự án
trên.
- Dự án cầu bê tông cốt thép đi
xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy có tổng mức đầu tư 130,5 tỷ đồng, do Sở Giao thông
Vận tải làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng tháng 11/2011 nhưng phải tạm
dừng thực hiện do khó khăn về vốn đầu
tư. Để tạo điều kiện cho huyện Cẩm Thủy thúc đẩy phát triển du lịch, nhất là
suối cá Cẩm Lương, năm 2013 UBND tỉnh đã giao kế hoạch vốn cho dự án 20 tỷ đồng
để tiếp tục thực hiện dự án. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Giao thông Vận
tải phối hợp với UBND huyện Cẩm Thủy khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng
mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.
- Cầu Quảng Trung, huyện Quảng Xương bắc qua sông Hoàng
đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày
28/02/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh, với tổng mức đầu tư khoảng 51 tỷ đồng. Tuy
nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên dự án chưa được phê duyệt, UBND tỉnh sẽ phê
duyệt dự án trên để triển khai thực hiện khi có điều kiện về nguồn vốn.
28. Về đề nghị đầu tư xây dựng cầu treo sang bản Bơn, xã
Mường Mìn, bản Na Hồ vào bản Sủa, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn.
Cầu treo sang bản Bơn, xã Mường Mìn, bản Na Hồ vào bản Sủa, xã Sơn Điện,
huyện Quan Sơn thuộc danh mục 72 cầu treo của 11 huyện miền núi cần phải đầu tư
để đảm bảo giao thông cho nhân dân. Tuy nhiên,
do nhu cầu vốn đầu tư 72 cầu treo rất lớn nên UBND tỉnh có chủ trương ưu tiên
đầu tư mỗi huyện miền núi 01 công trình cầu treo cấp bách. Huyện Quan Sơn đã được ưu tiên đầu tư xây dựng cầu treo
bản Lợi, xã Trung Hạ; cầu treo sang bản Bơn, xã Mường Mìn, bản Na Hồ vào bản Sủa, xã Sơn
Điện sẽ được đầu
tư cùng với các cầu treo khác theo kế hoạch và khi có điều kiện về nguồn vốn.
29. Cử tri huyện Bá Thước phản ánh quá trình thi công
đường Ban Công - Lũng Cao, làm vùi lấp
một số diện tích đất ruộng, ao, vườn của 229 hộ dân ngoài mốc giới GPMB đã
nhiều năm nhưng vẫn chưa bồi thường cho các hộ dân.
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận
tải chủ trì, phối hợp với UBND huyện Bá Thước kiểm tra, rà soát các hộ bị ảnh hưởng,
mức độ thiệt hại và nguyên nhân để có giải pháp giải quyết. Theo báo cáo của Sở
Giao thông Vận tải, trong quá trình thi công công trình, nhà thầu thi công đã
đổ đất vào diện tích đất canh tác của các hộ dân thôn Nủa, xã Lũng Cao; thi
công trên địa hình dốc, gặp trời mưa làm cho đất đá trôi, lấp diện tích đất
canh tác của các hộ dân thôn Bố, thôn Hin, thôn Trình, xã Lũng Cao và thôn
Đoàn, thôn Đủ, xã Lũng Niêm; lấp một số diện tích ao, hồ chứa nước thủy lợi,
đất nông nghiệp và một số cây cối của các hộ dân thôn Cao, xã Lũng Cao; đất đá
san lấp rơi xuống đất lâm nghiệp của các hộ dân thôn Son, xã Lũng Cao,...
Sở Giao thông Vận tải đang chỉ đạo nhà thầu phối
hợp với các phòng chức năng của UBND huyện Bá Thước và UBND các xã Ban Công,
Lũng Cao, huyện Bá Thước xác định cụ thể mức độ thiệt hại để tổ chức đền bù cho
các hộ dân bị ảnh hưởng, báo cáo kết quả thực hiện với Chủ tịch UBND tỉnh.
30. Cử tri huyện Mường Lát đề nghị phủ sóng
điện thoại di động cho các thôn, bản của xã Mường Chanh, huyện Mường Lát.
Theo báo cáo của
Sở Thông tin và Truyền thông trên địa bàn xã Mường Chanh, huyện Mường Lát có
30/32 thôn, bản đã được phủ sóng điện thoại di động, đạt 93,75%; hiện còn bản
Chai và bản Lách với tổng số 132 hộ, chưa có sóng điện thoại di động. Nguyên
nhân là do các bản này chưa có điện lưới quốc gia nên chưa có điều kiện đầu tư
các trạm thu phát sóng di động.
Sở Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các doanh nghiệp
viễn thông tổ chức khảo sát, lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thu, phát sóng di
động, sẵn sàng phục vụ đồng bào dân tộc khi có điện lưới quốc gia. UBND tỉnh
đang chỉ đạo Công ty Điện lực Thanh Hóa đầu tư xây dựng lưới điện quốc gia đến
các thôn, bản trên để có nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của đồng bào
dân tộc và cung cấp cho các trạm thu phát sóng di động; chỉ đạo UBND huyện
Mường Lát tạo điều kiện về mặt bằng để các doanh nghiệp sớm đầu tư cơ sở hạ
tầng lưới điện, các trạm thu phát sóng cho các thôn, bản của xã Mường Chanh.
Trên đây là
kết quả thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh
Khoá XVI, UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh./.