Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thông báo tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa XVI, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị có liên quan tập trung giải quyết những vấn đề cử tri đã kiến nghị, kết quả thực hiện như sau:
Cử tri đề nghị bố trí vốn thực hiện
các dự án trên địa bàn một số huyện.
- Đối
với các dự án đường từ xã Thành Mỹ đi xã Thành Yên, đường xã Thạch Lâm, huyện Thạch
Thành; đường từ xã Đông Văn đi các xã Đông Phú, Đông Quang, Đông Nam, huyện
Đông Sơn; đường từ xã Quảng Lĩnh đi các xã Quảng Trường, Quảng Vọng và đường từ
xã Quảng Ninh đi các xã Quảng Nhân, Quảng Hải, huyện Quảng Xương; đường Chiềng
Phống - Dưn xã Yên Nhân, huyện Thường Xuân; khu Trung tâm Hội nghị huyện Quan
Sơn; Tượng đài Chiến Thắng tại phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa; Trường Mầm
non tại bản Ón, huyện Mường Lát; công sở các xã Tam Chung, huyện Mường Lát; xã
Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc; các xã Công Bình, Minh Khôi, Tân Khang, Tân Thọ, huyện
Nông Cống, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, cân đối nguồn tham
mưu đề xuất bố trí vốn triển khai thực hiện các dự án trên khi có nguồn vốn.
- Đối với các dự án đầu tư nâng cấp
trường Tiểu học Hải Thanh B, huyện Tĩnh Gia; đường từ xã Thạch Quảng đi xã
Lương Nội, huyện Thạch Thành; đầu tư, bảo tồn di tích Hòn Vọng Phu tại phường
An Hoạch, thành phố Thanh Hóa, việc chi đầu tư các công trình này thuộc trách
nhiệm của UBND cấp huyện. UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện Tĩnh Gia, Thạch
Thành và thành phố Thanh Hóa bố trí ngân sách huyện, thành phố hoặc huy động
các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
- Đối với các dự
án đầu tư xây dựng trạm y tế các xã Tam Lư, Tam Thanh, Sơn Thủy, Trung Thượng,
thị trấn Quan Sơn, huyện Quan Sơn, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tham mưu, đề
xuất bố trí vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm và các
nguồn vốn khác để thực hiện. Riêng trạm y tế xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn, UBND
tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Quan Sơn khẩn trương hoàn thành dự án, sớm bàn giao
đưa vào sử dụng, phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải
và xử lý chất thải cho thị xã Sầm Sơn chuẩn bị cho Năm du lịch quốc gia 2015
tại Thanh Hóa, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thị xã Sầm Sơn đẩy nhanh tiến độ dự án
và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất bố trí vốn còn thiếu cho dự án
trên khi bố trí được nguồn vốn trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016
– 2020.
Cử tri huyện Ngọc Lặc đề nghị hỗ
trợ kinh phí đảm bảo cho giáo viên mầm non đang dạy hợp đồng.
UBND
tỉnh đã ban hành Quyết định số 3008/QĐ-UBND ngày 15/9/2014 về việc phê duyệt
đối tượng, dự toán kinh phí hỗ trợ giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế từ
ngân sách nhà nước năm 2014. Theo đó, tổng số giáo viên mầm non hợp đồng ngoài
biên chế trên toàn tỉnh được hỗ trợ là 2.363 người với tổng kinh phí trên
44,509 tỷ đồng; trong đó có 129 giáo viên huyện Ngọc Lặc được hỗ trợ với kinh
phí trên 3,051 tỷ đồng.
Cử tri đề nghị đầu tư hệ thống lưới
điện cho bản Cân, Tân Hương, bản Ón 2, bản suối Loóng, huyện Mường Lát; cho
thôn Đô Lương và thôn Đô Sơn, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc; đầu tư xây dựng các
trạm hạ áp tại xã Tam Chung, huyện Mường Lát và Thác Ma Hao, xã Trí Nang, huyện
Lang Chánh.
-
Theo báo cáo của Sở Công Thương, hệ thống lưới điện cho bản Cân, Tân Hương, bản
Ón 2, huyện Mường Lát đã hoàn thành đầu tư, đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân.
Đối với khu vực mới di dân thuộc bản Cân, bản Ón 1 và 3, bản suối Loóng, huyện
Mường Lát; thôn Đô Lương và thôn Đô Sơn, xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc chưa có
điện lưới quốc gia, Sở Công Thương đã tổng hợp các thôn, bản trên vào Dự án cấp
điện nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 – 2020, trình Chủ tịch UBND tỉnh
phê duyệt trong năm 2014 để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2020.
-
Đối với việc đầu tư xây dựng trạm hạ áp tại xã Tam Chung, huyện Mường Lát: Theo
báo cáo của Sở Công Thương, hiện nay lưới điện phục vụ nhân dân trong xã Tam
Chung được vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu phụ tải, chưa cần thiết đầu tư xây
dựng trạm hạ áp như kiến nghị của cử tri.
-
Đối với việc đầu tư xây dựng trạm hạ áp tại Thác Ma Hao, xã Trí Nang, huyện
Lang Chánh: Công ty Điện lực Thanh Hóa sẽ đầu tư xây dựng trạm hạ áp theo quy
hoạch khu du lịch sinh thái Thác Ma Hao đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Cử tri đề nghị đầu tư xây dựng
đường điện đối với các bản thuộc các xã hiện nay chưa có điện lưới quốc gia.
Thực
hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Công văn số
1142/VPCP-KTN ngày 06/02/2012 của Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh đã giao Sở
Công Thương chủ trì lập dự án Cấp điện nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013
– 2020. Hiện nay, Sở Công Thương đã hoàn thành việc lập dự án, đang trong quá
trình thẩm định, trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt vào cuối năm 2014.
Cử tri huyện Quan Hóa đề nghị đẩy
nhanh tiến độ thi công thủy điện Hồi Xuân.
Dự
án thủy điện Hồi Xuân do Tổng Công ty CP xây dựng điện Việt Nam (VNECO) làm chủ đầu tư, được
khởi công xây dựng vào tháng 7 năm 2010 nhưng đến nay giá trị khối lượng thực
hiện mới đạt 13% tổng giá trị khối lượng toàn bộ dự án và chủ đầu tư đang gặp
khó khăn về nguồn vốn do đàm phán không thành công trong việc vay vốn với Ngân
hàng Xuất Nhập
khẩu Trùng Khánh (Trung Quốc). Hiện nay, chủ đầu tư đang cùng đối tác góp vốn
mới là Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại sản xuất xây dựng Đông Mê Kông hoàn
chỉnh các thủ tục vay vốn từ Ngân hàng Goldman Sach (Hoa Kỳ) để tiếp tục triển
khai dự án.
Trong
thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tích cực hỗ trợ
chủ đầu tư giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến thẩm quyền của địa
phương, ngành mình; đồng thời, đôn đốc việc triển khai dự án theo đúng tiến độ
và chất lượng đã đề ra.
Về đề nghị đầu tư xây dựng, nâng
cấp một số đường tỉnh, đường huyện và một số cầu.
-
Dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp Quốc lộ 45 qua thị trấn Vạn Hà đã được Bộ
trưởng Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư. Hiện nay, Sở Giao thông
Vận tải đang khẩn trương lập, trình duyệt dự án để sớm khởi công xây dựng.
-
Các dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Bình Lương – Làng Mai, huyện Như Xuân; đường
liên xã từ Quốc lộ 1A đi cảng cá Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia;
tuyến đường giao thông liên xã Ngọc Khê, Mỹ Tân, Cao Ngọc, Vân Am, Phùng Giáo,
huyện Ngọc Lặc; đường Vân Am huyện Ngọc Lặc đi xã Giao Thiện huyện Lang Chánh;
đường từ ngã tư xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc xuống các xã vùng biển đã được Chủ
tịch UBND tỉnh phê duyệt dự án nhưng chưa có điều kiện cân đối, bố trí vốn triển
khai thực hiện do ngân sách tỉnh còn khó khăn.
-
Cầu treo qua suối bản Cân, huyện Quan Sơn; cầu cứng nối liền 05 bản biên giới
(bản Muống, bản Piềng Khóa, bản Sại, bản Ngàm, bản Mò của xã Tam Lư và xã Tam
Thanh, huyện Quan Sơn); đường từ xã Minh Sơn đi thôn Minh Thuận, Minh Nguyên,
Minh Lương, Minh Thọ, huyện Ngọc Lặc; đường từ ngã tư thị trấn Quán Lào đi xã
Định Tăng và xã Định Hải, huyện Yên Định; tỉnh lộ 504 đoạn từ xã Quảng Bình đến
xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương; đường từ Trạm biên phòng Hải Thanh đi Cảng cá
Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia; đường từ Quốc lộ 1A đến Khu sinh thái biển Hải Tiến,
huyện Hoằng Hóa; Quốc lộ 10 đoạn từ Cầu Nước Xanh đi phà Thắm, huyện Hoằng Hóa;
cầu Hà Yên - Hà Bắc và tỉnh lộ 522B, đoạn qua huyện Hà Trung; tuyến đường Thiệu
Khánh - Thiệu Dương và tuyến đường chiến lược song song với tuyến đê từ Hoằng
Long đi Hoằng Quang, Hoằng Đại, thành phố Thanh Hóa. Hiện nay, các tuyến đường,
các cầu nêu trên đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện
tham gia giao thông. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên chưa có điều kiện
cân đối, bố trí vốn để đầu tư nâng cấp. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận
tải sửa chữa những đoạn hư hỏng nặng bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế giao
thông và giao UBND các huyện thường xuyên duy tu, bảo dưỡng để đảm bảo an toàn
giao thông trên tuyến và sẽ đầu tư nâng cấp khi có điều kiện về nguồn vốn.
Cử tri đề nghị đẩy nhanh tiến độ
thi công các dự án cầu và tuyến đường thuộc các huyện Mường Lát, Thường Xuân và
Triệu Sơn.
-
Đường vành đai biên giới gồm 02 dự án:
Dự án nâng cấp tuyến đường từ thị trấn Mường Lát – Đồn Biên phòng 483 –
Mốc G3 đã được khởi công vào tháng 7/2014, dự kiến hoàn thành vào tháng
01/2017, đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Dự án đường tuần tra cơ động kết hợp kinh
tế - xã hội, an ninh - quốc phòng từ bản Poong đi Phù Đứa ra cụm mốc 304, huyện
Mường Lát dự kiến hoàn thành tháng 8/2014; tuy nhiên do công tác GPMB chậm, đến
cuối năm 2013 mới bàn giao toàn bộ mặt bằng cho nhà thầu thi công nên đến nay
khối lượng xây lắp mới đạt trên 65%; dự kiến công trình sẽ hoàn thành trước
tháng 9/2015. Sở Giao thông Vận tải đã chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực,
thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm bàn giao công trình đưa vào sử dụng.
-
Dự án đường Cầu Trầu đi Gốm, huyện Triệu Sơn; đường Yên Nhân – Bát Mọt, huyện
Thường Xuân dự kiến hoàn thành trong năm 2014. Tuy nhiên, do công tác giải
phóng mặt bằng chậm và nhà thầu thi công chưa tích cực huy động nhân lực, thiết
bị để thi công nên đến nay dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch. UBND tỉnh đã
chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các huyện Triệu Sơn và Thường
Xuân đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu tập
trung huy động máy móc, thiết bị tăng cường thi công để dự án sớm hoàn thành
đưa vào sử dụng phục vụ đời sống nhân dân.
Cử tri đề nghị có biện pháp chấn
chỉnh việc quản lý xe quá khổ quá tải lưu thông trên quốc lộ 217.
Quốc
lộ 217 là tuyến đường huyết mạch lưu thông hàng hóa sang nước bạn Lào và vận
chuyển hàng lâm sản của đồng bào dân tộc các huyện Quan Sơn, Quan Hóa và Mường
Lát về xuôi. Hiện nay, có tình trạng xe quá tải, quá khổ lưu thông trên tuyến,
gây mất an toàn cho người và phương tiện qua lại.
Trước
tình hình trên, Sở Giao thông Vận tải đã chủ động phối hợp với Công an tỉnh tăng
cường công tác xử lý xe quá khổ, quá tải trên tuyến Quốc lộ 217. Kết quả trong
3 tháng 7, 8 và 9 năm 2014 đã lập 142 biên bản, xử phạt trên 200 triệu đồng.
Ngoài ra, Sở Giao thông Vận tải đang tiến hành san lấp, mở rộng vị trí cân xe
tại thị trấn Đồng Tâm, huyện Bá Thước để tăng cường công tác kiểm soát tải
trọng xe và dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2014.
Cử tri đề nghị bồi thường cho các
hộ dân xã Cổ Lũng bị vùi lấp diện tích đất nông nghiệp do thi công đường Lũng
Cao đi Làng Son – Bá – Mười, huyện Bá Thước.
Theo
báo cáo của Sở Giao thông Vận tải hiện có 50.567 m2 đất rừng sản
xuất của các hộ dân bị vùi lấp không thể canh tác được bởi thi công đường Lũng
Cao đi Làng Son – Bá – Mười, huyện Bá Thước. Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử
tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải phối hợp với UBND huyện Bá
Thước khẩn trương có biện pháp giải quyết, đảm bảo cuộc sống của người dân khu
vực bị ảnh hưởng. Theo đó, Sở Giao thông Vận tải và UBND huyện Bá Thước thống
nhất áp giá cụ thể theo từng hạng mục bị ảnh hưởng trên diện tích 50.567 m2nêu trên và đang tổ chức thẩm định, báo cáo UBND tỉnh trước khi tiến hành
chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân xã Cổ Lũng bị ảnh hưởng vào
cuối năm 2014.
Về đề nghị đầu tư nâng cấp một số
hồ, đập, trạm bơm trên địa bàn các huyện Vĩnh Lộc, Như Thanh và Ngọc Lặc.
-
Đập Hón Dứa, huyện Vĩnh Lộc; đập Đá Bàn, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh đã được
Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư sửa chữa, nâng cấp tại Quyết
định số 3842/QĐ-UBND ngày 31/10/2013. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT đang triển
khai công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án.
-
Đập Cây Sú xã Mậu Lâm và đập Bái Đến, xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh đã được Sở
Nông nghiệp và PTNT đề xuất đưa vào danh mục đầu tư trong Kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2016 – 2020. Trong khi chưa bố trí được kinh phí đầu tư,
UBND tỉnh đã giao UBND huyện Như Thanh huy động các nguồn lực để chủ động khắc
phục, sửa chữa công trình, đảm bảo điều kiện sản xuất và sinh hoạt của người
dân.
-
Kênh Nam
đập Minh Hòa, huyện Ngọc Lặc; đập Thôn 1, xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh; Trạm
bơm Hòa Long, huyện Vĩnh Lộc. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, sau khi
sửa chữa, các công trình trên đang đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu phục vụ đời
sống và sản xuất của người dân nên chưa cần thiết phải đầu tư nâng cấp.
- Đập Vó Mái, xã Ngọc Liên; đập Bai Xưa, xã Minh Sơn,
huyện Ngọc Lặc. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, các công trình trên
không nằm trong danh mục các công trình ưu tiên đầu tư mà UBND tỉnh đã báo cáo
các Bộ, ngành Trung ương để bố trí kinh phí đầu tư. Vì vậy, việc đầu tư xây
dựng các công trình này sẽ được triển khai thực hiện khi có điều kiện về nguồn
vốn.
Cử tri huyện Hà Trung phản ánh việc
xây dựng đập Lèn và đập Càn làm ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thoát lũ của
vùng huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn.
Tiếp
thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm
tra, làm rõ ảnh hưởng của việc xây dựng đập Lèn và đập Càn đến khả năng tiêu
thoát lũ của vùng huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn. Kết quả sau khi kiểm tra và
tính toán cho thấy việc đầu tư xây dựng dự án không làm ảnh hưởng lớn đến khả
năng thoát lũ của huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn như ý kiến phản ánh của cử
tri.
Về đề nghị nâng cấp và gia cố một số đê trên địa bàn
các huyện Cẩm Thủy, Yên Định và Lang Chánh.
-
Đầu tư nâng cấp đê tránh lũ nối thôn Vân Cát, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy với xã
Quý Lộc, huyện Yên Định; xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Mã ở một số thôn của
các xã Cẩm Vân, Cẩm Yên, Cẩm Giang, huyện Cẩm Thủy là cần thiết, nhằm bảo vệ tính
mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa lũ. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và PTNT
đang chủ trì, phối hợp với UBND huyện Yên Định và Cẩm Thủy đề xuất chủ trương
đầu tư dự án, báo cáo UBND tỉnh.
- Đê sông Mã
thuộc địa phận xã Quý Lộc, huyện Yên Định đang được nâng cấp, sửa chữa nhưng do
khó khăn về nguồn vốn nên đã tạm dừng thực hiện dự án. Do tính chất xung yếu
của đoạn đê, UBND tỉnh đã yêu cầu Chi cục Đê điều và PCLB phối hợp với UBND
huyện Yên Định xây dựng phương án bảo vệ đê trong mùa mưa bão năm 2014 trong
khi chờ nguồn vốn để hoàn thành dự án.
- Đối với kè
chống sạt lở khu vực sông Âm, khu vực suối Lưỡi thuộc huyện Lang Chánh: Theo
báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, khu vực sông Âm và suối Lưỡi hiện nay ổn
định, không có diễn biến sạt lở; tuy nhiên vẫn có khả năng mất an toàn khi có
mưa lũ lớn. Vì vậy, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND huyện Lang Chánh có biện pháp đảm
bảo an toàn cho nhân dân các khu vực trên trong mùa mưa lũ.
Cử tri đề nghị sớm xây dựng dự án cấp nước sạch cho
nhân dân xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa, giải quyết tình trạng trên 80% hộ dân
không có nước sạch sử dụng vào mùa khô.
Hiện
nay, nhân dân xã Thiệu Tân, huyện Thiệu Hóa chưa được dùng nước sạch, nguồn
nước sinh hoạt chủ yếu là nước giếng khoan, giếng đào và nước mưa. Vào mùa khô,
nguồn nước ngầm cạn kệt xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt tại 2
thôn ven triền núi của xã. Do đó, việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch
cho nhân dân xã Thiệu Tân là rất cần thiết. Tuy nhiên, do nguồn vốn còn khó
khăn nên chưa có điều kiện đầu tư xây dựng công trình.
UBND
tỉnh đang chỉ đạo thực hiện xã hội hóa đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp
nước sạch, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân; trường hợp UBND
xã Thiệu Tân huy động được nguồn đóng góp của nhân dân sẽ được xem xét ưu tiên đầu
tư xây dựng hệ thống cấp nước sạch. Trước mắt, UBND tỉnh sẽ xem xét đưa dự án
xây dựng công trình cấp nước sạch xã Thiệu Tân vào kế hoạch đầu tư công trung
hạn 2016 – 2020 để ưu tiên đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
Cử tri huyện Như Thanh đề nghị bổ
sung các xã Yên Thọ, Mậu Lâm, Phú Nhuận, huyện Như Thanh được hưởng cơ chế
chính sách vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Theo
quy định tại Quyết định số 1304/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2014, các xã Yên Thọ,
Mậu Lâm, Phú Nhuận,huyện Như Thanh
chưa đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chí được hưởng cơ chế chính sách vùng thâm
canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Cử tri đề nghị nâng mức hỗ trợ kinh
phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng,
hiệu quả cao.
Theo
quy định tại Quyết định số 1304/2009/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 của UBND tỉnh khi
giá vật liệu tăng, giảm trên 20%, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tham mưu, báo cáo
UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh mức hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiện
nay giá vật liệu xây dựng cơ bản ổn định và nguồn kinh phí của tỉnh hạn chế nên
chưa có cơ sở để xem xét nâng mức hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ
tầng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Cử tri thành phố Thanh Hóa phản ánh
các đơn vị thi công lợi dụng việc nạo vét sông Lạch Trường khu vực xã Hoằng Anh
và Hoằng Lý để khai thác cát trái phép ảnh hưởng đê điều và khu vực đất sản
xuất nông nghiệp của nhân dân.
Theo
báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, trong quá trình thi công nạo vét tuyến
sông Lạch Trường, một số cá nhân đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý phương
tiện nạo vét, dùng thuyền bơm hút cát lòng sông và tập kết trái phép lên mặt
bằng của dự án để kinh doanh, gây sạt lở, thu hẹp diện tích đất bãi trồng hoa
màu của nhân dân.
Sở
Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Ban Quản lý dự án giao thông II chỉ đạo các
nhà thầu thi công thực hiện việc nạo vét đúng theo phương án đã được phê duyệt;
xử lý và kiến nghị xử lý các trường hợp cố tình vi phạm; phối hợp với các cơ
quan liên quan khảo sát toàn tuyến sông nạo vét, có kế hoạch gia cố, kè tại các
vị trí xung yếu, có thể gây mất an toàn cho nhân dân.
Cử tri đề nghị có biện pháp xử lý
tình trạng gây ô nhiễm môi trường của Nhà máy đường Đài Loan trên địa bàn xã
Thành Vân, huyện Thạch Thành.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty
TNHH Đường mía Việt Nam
– Đài Loan đã có hành vi xả nước và khí thải ra môi trường vượt tiêu chuẩn cho
phép, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Trước
tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra và có
quyết định xử phạt hành chính, yêu cầu Công ty TNHH Đường mía Việt Nam –
Đài Loan khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường như
vận chuyển lượng bùn mía còn tồn đọng trong khuôn viên nhà máy; cải tạo, sửa
chữa và đầu tư mới một số thiết bị xử lý nước thải; làm mái che chắn các bể xử
lý nước thải để giảm mùi hôi, thối phát thải ra môi trường.
UBND
tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Công an tỉnh, UBND
huyện Thạch Thành tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp
khắc phục ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan trong thời gian tới.
Cử tri huyện Nông Cống đề nghị chấn chỉnh, xử lý việc
xả nước thải của Công ty Giấy Lam Sơn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sinh
hoạt và sản xuất của nhân dân huyện Nông Cống.
Theo
báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty CP Giấy Lam Sơn đã có nhiều cố
gắng trong việc khắc phục các vi phạm về bảo vệ môi trường; đã đầu tư các công
trình xử lý nước, khí thải, quản lý chất thải rắn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường. Tuy nhiên, hiện nay nước thải từ hồ sinh học số 5 vẫn còn rò rỉ ra sông
Yên, chưa được kiểm soát triệt để.
Sở
Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Công ty CP Giấy Lam Sơn khẩn trương khắc
phục rò rỉ nước thải từ hồ sinh học số 5; vận hành thường xuyên hệ thống xử lý
nước thải và xử lý bụi, khí thải theo đúng quy trình kỹ thuật; tháo dỡ lò hơi
cũ không sử dụng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, thông báo cho
người dân biết, giám sát việc đầu tư và khắc phục ô nhiễm môi trường của công
ty trong thời gian qua.
Cử tri
đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân thuộc Khu tập thể
ép dầu Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa.
Xí
nghiệp Ép dầu Hàm Rồng được Ủy ban Hành chính tỉnh phê duyệt địa điểm xây dựng
nhà máy vào năm 1975. Khu đất tập thể hiện nay được Xí nghiệp Ép dầu Hàm Rồng
tự phân phối cho cán bộ, công nhân viên từ trước năm 1993 và sử dụng cho đến
nay mà không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
UBND
thành phố Thanh Hóa đã hướng dẫn các hộ dân thuộc Khu tập thể ép dầu Hàm Rồng
lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ nộp
tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
của Chính phủ. Tuy nhiên, các hộ dân không đồng thuận và từ chối thực hiện
nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong
thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với
UBND thành phố Thanh Hóa tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân thuộc
Khu tập thể ép dầu Hàm Rồng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để sớm
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân yên tâm sinh sống trên địa
bàn.
Cử tri đề nghị thu hồi một
số diện tích đất của Công ty Lâm nghiệp để bàn giao cho nhân dân xã Giao An,
huyện Lang Chánh sản xuất; giải quyết đất ở cho các thôn hiện nay đang sinh
sống trên đất thuộc BQL Rừng cấm Bến En và Công ty Cao su Thanh Hóa quản lý.
Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, UBND tỉnh đã giao Sở
Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các huyện Lang Chánh, Như Xuân, Như
Thanh làm rõ thực trạng sử dụng đất tại xã Giao An, huyện Lang Chánh và đất
thuộc BQL Rừng cấm Bến En và Công ty Cao su Thanh Hóa quản lý. Kết quả cử tri
đề nghị bàn giao đất cho nhân dân sử dụng là đúng nhu cầu thực tế sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và để ở.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện
Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh phối hợp với Công ty Lâm nghiệp Lang Chánh, BQL
Rừng cấm Bến En và Công ty Cao su Thanh Hóa tiến hành rà soát, xác định vị trí
và diện tích đất có thể giao cho các hộ gia đình, cá nhân sản xuất, đảm bảo thuận
lợi cho việc quản lý, sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
và để ở; trình UBND tỉnh xem xét, quyết định thu hồi đất và giao cho UBND các
xã quản lý theo quy định của pháp luật.
Cử tri huyện Yên Định
phản ánh tình trạng thiếu giáo viên văn hóa, thừa giáo viên đặc thù ở cấp tiểu
học, trong khi đó thừa giáo viên văn hóa ở cấp trung học cơ sở.
Theo báo cáo của UBND huyện Yên Định, bậc Tiểu học hiện
có 598 biên chế, thiếu 117 biên chế; bậc THCS hiện có 712 biên chế, thừa 113
biên chế bao gồm cả giáo viên văn hóa và giáo viên đặc thù. Nguyên nhân dẫn đến
thiếu giáo viên ở bậc tiểu học là do số lượng cán bộ, giáo viên về hưu trước
tuổi theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ lớn và trong
những năm gần đây, các trường không tuyển thêm giáo viên; trong khi đó giáo
viên bậc THCS dư thừa là do số học sinh và số lớp giảm mạnh theo từng năm (năm
học 2005 – 2006 có 409 lớp, đến năm 2013 – 2014 còn 254 lớp, giảm 155 lớp).
Trước tình trạng trên, UBND huyện đã chủ động bố trí,
điều động và thuyên chuyển giáo viên THCS xuống dạy tại các trường tiểu học và
biệt phái sang các trung tâm học tập cộng đồng trong huyện. Đồng thời, UBND
huyện đã hợp đồng một số giáo viên văn hóa và giáo viên đặc thù cho bậc Tiểu
học để đảm bảo đủ số giáo viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy tại các trường trong
huyện.
Cử tri thành phố
Thanh Hóa đề nghị xây dựng trường THPT ở phía Bắc thành phố để tạo điều kiện
cho con em học sinh học bậc THPT tại các phường, xã khu vực trên và giảm lưu
lượng học sinh tham gia giao thông nội thành.
UBND tỉnh đã giao Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Đề án
điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường mầm non, phổ thông đến năm 2020,
trong đó có quy hoạch mạng lưới các trường THPT trên địa bàn các huyện, thị xã,
thành phố. Sau khi đề án được phê duyệt, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Sở Giáo dục và
Đào tạo xây dựng đề án thành lập mới trường THPT phía Bắc thành phố để làm cơ
sở đầu tư, xây dựng trường.
Cử tri đề nghị sớm triển khai dự án bảo tồn Làng truyền thống tại thôn
Lương Ngọc, xã Cẩm Lương.
Dự án bảo tồn Làng truyền thống tại thôn Lương Ngọc, xã
Cẩm Lương do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư, đã được Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 300/QĐ-UBND ngày 24/01/2014 với tổng mức đầu
tư là 14,274 tỷ đồng và đã được giao 8,46 tỷ đồng để thực hiện các gói thầu vật
thể và phi vật thể.
Tuy nhiên, dự án đang tạm dừng thực hiện do không được bố
trí vốn theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg
ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và Trái phiếu Chính
phủ. Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư hoàn
thành các hạng mục còn lại của công trình để bàn giao đưa vào sử dụng vào cuối
năm 2014.
Về đề nghị lập quy hoạch dự án Khu danh thắng Động Tiên Sơn.
Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
Khu di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng – Thanh Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 05/3/2013. Trong đó, khu danh thắng
Động Tiên Sơn đã được cho phép cải tạo một số công trình đã xuống cấp; đồng
thời, mở rộng thêm một khu dịch vụ quy mô nhỏ cùng các lầu vọng cảnh phía trên
núi phục vụ các hoạt động cắm trại, tìm hiểu thiên nhiên.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ giao Sở Văn hóa – Thể
thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa đề xuất chủ trương đầu tư
lập dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích danh thắng Động Tiên Sơn đảm bảo
đúng Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch
sử văn hóa Hàm Rồng – Thanh Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về đề nghị đầu tư nâng cấp bệnh viện Nông Cống thành bệnh viện khu vực Tây
Nam tỉnh Thanh Hóa.
Theo báo cáo của Sở Y tế, hiện nay các chỉ tiêu về dân
số, hệ thống giao thông liên huyện của huyện Nông Cống chưa đáp ứng điều kiện
để nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống thành bệnh viện khu vực. Trước
mắt, Sở Y tế sẽ chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND huyện Nông Cống xem xét
việc nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống lên bệnh viện hạng II để đáp
ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Về đề nghị chi trả chế độ phụ cấp trực, phẫu thuật, chống dịch theo Quyết
định số 73/2012QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định tại Quyết định số
73/2012QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cán bộ, công chức ngành y tế được hưởng
các chế độ phụ cấp trực, phẫu thuật, thủ thuật, chống dịch. Năm 2012, do chưa
có nguồn kinh phí nên một số cơ sở y tế chưa chi trả chế độ cho cán bộ, viên
chức ngành y tế. Năm 2013, được Bộ Tài chính hỗ trợ, UBND tỉnh đã phân bổ kinh
phí cho các cơ sở y tế thực hiện chi trả đầy đủ chế độ nêu trên cho cán bộ,
viên chức trong đơn vị với tổng kinh phí 54,474 tỷ đồng.
Về đề nghị hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà ở cho các gia đình chính
sách, hộ nghèo, nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, người già neo đơn, trẻ
em mồ côi cơ nhỡ.
- Về hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà ở cho các gia
đình chính sách: Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2013,
tỉnh đã triển khai xây mới nhà ở cho 773 hộ và sửa chữa nhà ở cho 331 hộ gia
đình với tổng kinh phí hỗ trợ của Trung ương là 19,8 tỷ đồng. Năm 2014, tỉnh
Thanh Hóa đề nghị Trung ương hỗ trợ 612,16 tỷ đồng bao gồm 21,92 tỷ đồng kinh
phí còn thiếu năm 2013. Ngoài ra, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng, sửa
chữa nhà ở cho các hộ gia đình chính sách trong các năm 2013, 2014 là 31,598 tỷ
đồng. Hiện nay, tỉnh đang chờ chủ trương của Thủ tướng Chính phủ để triển khai
thực hiện cho năm 2014.
- Về hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà ở cho hộ nghèo, nạn nhân
chất độc da cam, người tàn tật, người già neo đơn, trẻ em mồ côi cơ nhỡ: Thực
hiện Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, đến năm 2013 tỉnh đã triển khai hỗ trợ
32.490 hộ với tổng kinh phí trên 250 tỷ đồng. Đối với các hộ nghèo do thiên
tai, người già neo đơn, trẻ em mồ côi cơ nhỡ, UBND tỉnh đã chỉ đạo chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác xã hội
hóa, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí sửa chữa, xây mới nhà ở cho các đối tượng trên.
Về đề nghị nâng mức phụ cấp cho cán bộ bán chuyên
trách cấp xã, bí thư, trưởng bản, công an viên, Trưởng ban công tác Mặt trận
thôn bản, khối phố; xem xét có chế độ BHXH, BHYT đối với lực lượng công an xã.
- Quyết định số 619/2010/QĐ-UBND ngày 11/02/2010 của UBND
tỉnh quy định về chức danh, số lượng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã. Theo đó, những người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng mức phụ
cấp thấp nhất là 0,6, cao nhất là 1,0 theo tháng lương tối thiểu chung; những
người hoạt động không chuyên trách ở cấp thôn, bản, phố được hưởng mức phụ cấp thấp
nhất là 0,6, cao nhất là 0,9 theo tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra, những
người hoạt động không chuyên trách cấp xã và cấp thôn, bản, phố được hưởng 3%
bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng.
Ngày 08/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số
29/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã. UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ xây dựng Phương án điều
chỉnh mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và hỗ trợ
kinh phí hoạt động cho các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở cấp xã, thôn,
bản, phố. Sau khi Sở Nội vụ trình phương án, UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh xem
xét, ban hành Nghị quyết để triển khai trên địa bàn tỉnh.
- Về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với lực
lượng công an xã: Hiện nay, chỉ có Trưởng Công an xã là công chức xã thuộc đối
tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp
luật. Trong phương án điều chỉnh mức phụ cấp đối với những người hoạt động
không chuyên trách nêu trên, Sở Nội vụ đề xuất hỗ trợ 3% bảo hiểm y tế trong
phụ cấp hàng tháng cho Phó Trưởng Công an xã và Công an viên và sẽ trình cấp có
thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.
Về đề nghị điều chỉnh lại ranh giới 364 do sai lệch bản đồ giữa xã Giao An
và xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ, xã Giao An, huyện Lang Chánh
và xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc có 3,24km ranh giới chưa thống nhất giữa bản đồ
địa giới hành chính thành lập theo Chỉ thị số 364-CT ngày 06/11/1991 của Hội
đồng Bộ trưởng và tình hình thực tế quản lý hiện nay.
UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ hướng dẫn UBND huyện Lang
Chánh và UBND huyện Ngọc Lặc xây dựng phương án điều chỉnh bản đồ địa giới hành
chính giữa xã Giao An, huyện Lang Chánh và xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc. Theo đó,
UBND huyện Lang Chánh và UBND huyện Ngọc Lặc phải tổ chức khảo sát thực địa,
hiệp thương thống nhất phương án giải quyết; nếu không thống nhất thì mỗi địa
phương lập báo cáo đề xuất rõ quan điểm giải quyết kèm theo thuyết minh mô tả
và sơ đồ tuyến địa giới hành chính theo quan điểm của địa phương mình, trình
UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Về đề nghị tăng thêm 01 biên chế y tế học đường và 01 kế toán cho các
trường tiểu học, THCS.
Theo báo cáo của Sở Nội vụ, hiện nay toàn tỉnh có 715
trường tiểu học và 649 trường THCS. Nếu thực hiện tăng thêm 01 biên chế y tế
học đường và 01 kế toán cho các trường tiểu học, THCS thì số biên chế phải bổ sung
là trên 2.700 biên chế. Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, ngân sách
nhà nước sẽ khó đảm bảo cho số lượng biên chế tăng thêm nêu trên; mặt khác, trên
1.500 biên chế giáo viên THCS còn dôi dư đang thực hiện điều chuyển, sắp xếp
theo Quyết định số 3678/2011/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của UBND tỉnh. Vì vậy, đề
nghị của cử tri tăng thêm 01 biên chế y tế học đường và 01 kế toán cho các
trường tiểu học, THCS hiện nay là chưa có cơ sở để giải quyết. Để đảm bảo công
tác y tế học đường ở các trường trên, UBND các huyện cần chỉ đạo các trường
phối hợp tốt với các trạm y tế xã trong việc chăm sóc sức khỏe cho các cháu học
sinh trường tiểu học và THCS.
Về đề nghị bàn giao việc quản lý dân cư Khu chung cư thu nhập thấp về
phường Phú Sơn để UBND phường thực hiện chức năng quản lý hành chính trên địa
bàn.
Khu chung cư thu nhập thấp phường Phú Sơn hiện nay có 571
hộ, 1.716 nhân khẩu trên tổng diện tích 1,5ha.
Tại Công văn số 5852/UBND-THKH ngày 08/7/2014, Chủ tịch
UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ chủ trì, hướng dẫn UBND thành phố Thanh Hóa hoàn
chỉnh hồ sơ, thủ tục thành lập phố mới tại Khu chung cư thu nhập thấp Phú Sơn.
Hiện nay, UBND thành phố Thanh Hóa đang hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để gửi Sở Nội
vụ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.
Cử tri huyện Lang Chánh đề nghị nâng mức thăm hỏi, chúc mừng cho người có
uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Hiện nay, Nhà nước đang thực hiện một số chính sách nhằm
động viên và phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng như thăm hỏi
tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết của các dân tộc thiểu số; thăm hỏi, hỗ
trợ vật chất khi người có uy tín ốm đau; thăm hỏi hộ gia đình người có uy tín
gặp khó khăn do hậu quả thiên tai; bố, mẹ, vợ, chồng, con, bản thân người có uy
tín qua đời được cấp ủy, chính quyền các cấp đến thăm viếng, động viên, hỗ trợ
vật chất và nhiều chính sách hỗ trợ khác.
Tuy nhiên, hiện nay mức thăm hỏi động viên theo các chính
sách trên còn thấp. UBND tỉnh đã giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các
huyện có đồng bào dân tộc thiểu số rà soát hiệu quả các chính sách dân tộc,
trong đó có chính sách đối với người có uy tín để đề nghị của Trung ương nghiên
cứu, điều chỉnh nâng mức thăm hỏi, chúc mừng. Hiện nay, các Bộ, ngành liên quan
đang nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ xem xét, quyết định.
Về đề nghị đầu tư đường xung quanh khu chung cư thu nhập thấp phường Phú
Sơn.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, việc hư hỏng các tuyến
đường xung quanh khu chung cư thu nhập thấp phường Phú Sơn là do quá trình vận
chuyển vật liệu quá tải phục vụ thi công các tòa nhà chung cư do Công ty CP Đầu
tư và Xây dựng HUD4 làm chủ đầu tư. Sở Xây dựng và UBND thành phố Thanh Hóa đã
thống nhất việc sửa chữa, cải tạo các tuyến đường nêu trên sẽ do UBND thành phố
chịu trách nhiệm, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014.
Về đề nghị đầu tư cơ sở hạ tầng xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn và sớm hoàn
thiện đường điện, nước sinh hoạt khu tái định cư để nhân dân ổn định cuộc sống.
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu dân cư tái định
cư tại thôn Hồng Thắng, xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn được Chủ tịch UBND thị xã
phê duyệt tại Quyết định số 2625/QĐ-UBND ngày 12/12/2011. Ngày 19/5/2012, dự án
đã được khởi công xây dựng, tiến độ dự kiến sẽ bàn giao dự án đưa vào sử dụng
vào ngày 19/5/2014. Tuy nhiên, dự án phải điều chỉnh do không phù hợp với Quy
hoạch chung xây dựng thị xã Sầm Sơn đến năm 2025, tầm nhìn 2035; vì vậy, dự án
phải tạm dừng thi công 10 tháng để điều chỉnh quy hoạch.
Ngày 13/8/2014, Chủ tịch UBND thị xã
Sầm Sơn đã ban hành Quyết định số 1683/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh dự án; đến
nay, nhà thầu đã tổ chức thi công bình thường và dự kiến sẽ bàn giao đưa vào sử
dụng trong tháng 6 năm 2015.
BBT