Cử tri đề nghị Bộ Y tế có các giải pháp đột phá trong việc cung ứng nguồn vắc-xin theo Kế hoạch của Bộ Y tế tạo miễn dịch cộng đồng, đạt tỷ lệ tiêm chủng 75% dân số cả nước. Vì nếu không đạt được kế hoạch tiêm chủng vắc-xin thì kế hoạch phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sẽ bị ảnh hưởng, đời sống của Nhân dân tiếp tục khó khăn, nhất là các đối tượng yếu thế, người mất việc làm, thiếu việc làm do phải thực hiện các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội do dịch bệnh COVID-19.

Ngày 27/10/2021, Bộ Y tế đã có Văn bản số 9157/BYT-VPB1 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

Bộ Y tế đã xác định được tầm quan trọng của vắc-xin phòng COVID-19 ngay từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc. Do các điều kiện mua bán vắc-xin mà các nhà sản xuất vắc-xin đưa ra có nhiều vướng mắc so với pháp luật Việt Nam, Chính phủ đã chủ động báo cáo Bộ Chính trị đã có ý kiến chỉ đạo, tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý để thúc đẩy việc đàm phán, mua bán vắc-xin với các nhà sản xuất trong trường hợp cấp bách.

Ngày 26/02/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 2L/NQ-CP về mua và sử dụng vắc-xin phòng COVID-19, trong đó “Giao Bộ Y tế chủ trị, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc-xin phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên” với số lượng khoảng 150 triệu liều. Bộ Y tế đã chủ động tiếp cận các nguồn vắc-xin trên Thế giới, tổ chức hàng trăm cuộc họp để kêu gọi tài trợ, vận động và tổ chức mua vắc-xin. Quá trình mua vắc-xin được thực hiện công khai, minh bạch; có sự tham gia của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Ngoại giao, Công Thương.

Việc cung ứng vắc-xin còn chậm do các nguyên nhân khách quan và chủ quan: i) do tình trạng khan hiếm vắc xin trên toàn cầu; ii) tiến độ giao vắc xin phụ thuộc hoàn toàn vào nhà sản xuất, cung ứng; iii) Vắc-xin trong Chương trình COVAX được ưu tiên cung ứng cho các nước có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng (trong khi Việt Nam được đánh giá là chống dịch tốt thời gian đầu); iv) điều kiện mua vắc-xin rất khắt khe, chưa có trong tiền lệ vả còn một số vướng mắc trong pháp luật Việt Nam.

Tính đến ngày 22/10/2021, Bộ Y tế cấp phép sử dụng cho 8 loại vắc-xin phòng COVID-19, gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Modema, Janssen, Hayat-Vax và Abdala. Ngoài ra còn có 03 vắc xin đã nộp hồ sơ và đang trong quá trình xem xét, phê duyệt, bao gồm: Covaxin (Ấn độ), Sputnik Light (Liên Bang Nga) và EpiVac Corona (Liên Bang Nga). Các loại vác xin phòng COVID-19 Việt Nam đang nhập khẩu, nhận tài trợ đều đã được Tổ chức Y tế thế

giới (WHO) cấp chứng nhận hoặc hoặc cơ quan quản lý dược của các nước trong danh sách SRA (Cơ quan quản lý dược chặt chẽ) phê duyệt sử dụng.

Tính đến ngày 05/11/2021, tổng số vắc-xin đã có hợp đồng mua, cam kết viện trợ và tài trợ là 198,8 triệu liều, đã tiếp nhận 124,7 triệu liều vắc-xin và phân bổ vắc-xin theo địa bàn trọng điểm là những nơi đang có dịch bùng phát mạnh, nguy cơ bùng phát cao, nhiều khu công nghiệp, giao thông huyết mạch...; thực hiện ưu tiên tiêm cho các đối tượng người già, người có nguy cơ cao, mở rộng chỉ định tiêm cho một số đối tượng như phụ nữ mang thai trên 13 tuần, trẻ em, mở rộng mạng lưới tiêm chủng bao gồm cố định và lưu động. Hiện đã phân bổ hơn 110 triệu liều vắc-xin cho các đơn vị, địa phương để tiêm chủng cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên và một số trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.

 Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước. Về nghiên cứu, sản xuất vắc-xin, hiện nay có 02 vắc-xin đang nghiên cứu đề sản xuất trong nước (Nanocovax, Covivax) và phối hợp chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin từ các nước như Anh, Nhật, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Cu Ba.... Các vắc-xin sản xuất trong nước (bao gồm cả vắc xin gia công, chuyển giao công nghệ) chưa có đủ dữ liệu lâm sàng và chưa đánh giá hiệu quả bảo vệ của vắc-xin theo quy định. Riêng vắc-xin Nanocovax, Bộ Y tế đã triển khai tham vấn các tổ chức trong và ngoài nước, xây dựng hướng dẫn đánh giá kết quả giữa kỷ giai đoạn 3 về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin phòng COVID-19 sản xuất trong nước, làm việc với Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia và Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc để có căn cứ xem xét và cấp phép lưu hành. Tập đoàn VinGroup đã đảm phán với Nhà sản xuất Hoa Kỳ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin COVID-19 từ tinh chất mRNA. Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số I (VABIOTECH) đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc-xin Sputnik-V.

- Thời gian tới, Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với Bộ Ngoại giao bám sát, đôn đốc các nhà sản xuất, cung ứng, nhất là đối với các hợp đồng đã được ký kết để đẩy nhanh tiến độ bàn giao vắc-xin về Việt Nam nhanh nhất, sớm nhất; hỗ trợ tích cực công tác nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước để sớm chủ động nguồn vắc-xin; thông qua đó tăng lượng vắc-xin sẵn có, tạo điều kiện cho mọi người dân được tiêm chủng đầy đủ để kiểm soát tốt dịch bệnh. Tiếp tục trao đổi, đàm phàn để tiếp cận các nguồn vắc-xin COVID-19 tiêm chủng cho người dưới 18 tuổi để bảo đảm sự miễn dịch trong cộng đồng./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.293.161
    Trong năm: 976.843
    Trong tháng: 86.929
    Trong tuần: 23.601
    Trong ngày: 1.451
    Online: 62