Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự, theo hướng giảm nhẹ tiêu chuẩn về khám sức khỏe cụ thể: giao việc khám, đo huyết áp, tim mạch cho trạm y tế xã, có chế tài đối với những người trong độ tuổi không tham gia nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng, nâng mức hỗ trợ cho người tham gia nghĩa vụ quân sự".

Ngày 21/12/2021, Bộ Quốc phòng đã có Văn bản số 5119/BQP-TM về việc trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi đến trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

1. Việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) được quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015; chi tiết tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30/6/2016 Quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; theo đó, bước khám sơ tuyển được thực hiện tại cấp xã bao gồm khám thể lực phát hiện những trường hợp dị tật, dị dạng, những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký NVQS và khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

Tổ chức khám sức khỏe NVQS thực hiện tại Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện; quy định có các phòng khám: Thể lực; huyết áp, tim mạch; thị lực, Mắt; thính lực, Tai-Mũi-Họng; Răng-Hàm-Mặt; Nội, Tâm thần kinh; Ngoại khoa, da liễu; xét nghiệm được tiến hành tại Hội đồng khám sức khỏe cấp huyện.

Để bảo đảm chất lượng khám tuyển sức khỏe NVQS và năng lực chuyên môn, trang thiết bị phục vụ khám tuyển, các nội dung khám lâm sàng nêu trên phải được thực hiện tại tuyến huyện; huyết áp, tim mạch là một trong những tiêu chuẩn rất quan trọng trong khám, phân loại sức khỏe; vì vậy, nếu thực hiện khám tại tuyến xã là không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo quy định.

2. Về chế tài xử phạt

Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 tại Điều 59 quy định xử lý vi phạm như sau: "Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đi, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự".

Xử lý vi phạm hành chính về nghĩa vụ quân sự (NVQS) quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu (Nghị định số 120/2013/NĐ-CP). Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt quy định tại một trong các điều: Điều 332, Điều 334 hoặc Điều 335 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; tuy nhiên, mức xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được coi là nhẹ chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa; trình tự thủ tục xử phạt còn vướng mắc, bất cập.

Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, Bộ Quốc phòng đã hoàn thành dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều các Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới; cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, góp phần ngăn ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm liên quan về NVQS trong tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm tại các địa phương.

3. Về chế độ chính sách, công tác hậu phương quân đội

Căn cứ Luật NVQS năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 quy định một số chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ; theo đó, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được bảo đảm về vật chất, chăm sóc sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần phù hợp với tính chất nhiệm vụ đặc thù của Quân đội, được hưởng chế độ BHXH, thân nhân hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ được hưởng chế độ BHYT theo quy định; khi xuất ngũ, được hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp tạo việc làm, được cấp Thẻ học nghề, được ưu tiên trong hướng nghiệp, đào tạo nghề, bố trí việc làm và một số chế độ chính sách khác. Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng thường xuyên phối hợp với các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo công tác hậu phương quân đội đối với gia đình có con em lên đường nhập ngũ.

Khi tình hình kinh tế - xã hội phát triển, việc đề xuất nâng cao về chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và khi xuất ngũ là cần thiết, Bộ Quốc phòng tiếp thu kiến nghị của cử tri và nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Quốc hội vào thời gian thích hợp./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.290.576
    Trong năm: 979.528
    Trong tháng: 90.109
    Trong tuần: 23.519
    Trong ngày: 1.772
    Online: 21