Cử tri đề nghị Bộ Công an có giải pháp quyết liệt hơn nữa, tuyên truyền, ngăn chặn, đấu tranh và xử lý nghiêm để mạng xã hội trở thành công cụ, tính năng đa dạng, lành mạnh để người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

Ngày 07/3/2022, Bộ Công an đã có Văn bản số 768/BCA-V01 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

Thời gian qua, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trên không gian diễn ra phức tạp, nhiều đối tượng lợi dụng các mạng xã hội (Facebook, mang Youtube, Telegram...) là công cụ để tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước; đăng thông tin giả, sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân; lan truyền các thông tin mang tính chất bạo lực, cổ súy tệ nạn xã hội; lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoạt động “tín dụng đen”, cờ bạc, cá độ bóng đá..., gây bức xúc trong dư luận. Do nguồn thông tin trên internet, mạng xã hội rất đa dạng, máy chủ thường được đặt ở nước ngoài nên công tác quản lý thông tin, đấu tranh với các vi phạm còn gặp nhiều khó khăn.

Trước tình hình trên, Bộ Công an đã và đang phối hợp cùng các bộ, ngành quan triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để góp phần làm lành mạnh liên thông tin trên mạng xã hội. Trong đó tập trung các giải pháp: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này, nhất là Luật An ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ).; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; phối hợp tổ chức đấu tranh phản bác các thông tin xấu, độc, thông tin giả mạo, sai sự thật; thường xuyên tuyên truyền cảnh báo về phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm, giúp người dân chủ động phòng ngừa không bị các đối tượng dụ dỗ, lôi kéo, lừa đảo, đồng thời chủ động tố giác tội phạm với các cơ quan chức năng;  Phối hợp các ngành, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể liên quan đến hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng; điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các đối tượng đăng tải tin giả, thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, các loại tội phạm lợi dụng không gian mang de hoạt động (lừa đảo, tội phạm liên quan đến “tín dụng đen”, cờ bạc, cá độ bóng đá...). Riêng năm 2021, đã phát hiện, xử lý 181 vụ, 201 đối tượng phạm tội trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông (nhiều hơn 88,57% về số vụ và 30,5% số đối tượng so với năm trước), qua đó góp phần răn đe, cảnh báo phòng ngừa các vi phạm. Tích cực tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực an ninh mạng và phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.298.141
    Trong năm: 976.864
    Trong tháng: 86.873
    Trong tuần: 25.062
    Trong ngày: 119
    Online: 20