Từ ngày 6 đến 8-3 âm lịch hằng năm người dân lại tìm về làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân để dâng hương tưởng nhớ Lê Đại Hành Hoàng đế - vị vua khai sáng vương triều tiền Lê.

 

Tượng đồng Anh hùng dân tộc Lê Đại Hành Hoàng đế.

Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 diễn ra từ ngày 6 đến 8-4-2022, tức ngày 6 đến 8 tháng 3 năm Nhâm Dần. Lễ tưởng niệm 1017 năm ngày mất của Lê Đại Hành Hoàng đế và khai mạc Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 được tổ chức từ 8h00 phút ngày 8-4 (tức ngày 8-3 âm lịch).

Theo sử sách, Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu (941) tại trang Kẻ Xốp, huyện Di Phong Châu Ái (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) trong một gia đình nông dân nghèo.

Năm lên 6 tuổi, Lê Hoàn mồ côi cả cha lẫn mẹ, làm con nuôi cụ Lê Đột ở trang Kẻ Mía (nay là làng Phong Mỹ, xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Lớn lên, Lê Hoàn tòng quân phò giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, lập nhiều công trạng và được phong Thập đạo tướng quân. Ông một lòng phò tá góp phần cùng Vua Đinh vỗ yên trăm họ, đất nước thái bình.

Năm Canh Thìn 980 Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Phúc. Vua đánh tan quân Tống, giữ yên bờ cõi, chinh phạt Chiêm Thành, từng bước khẳng định chủ quyền đất nước, đồng thời cho đúc tiền Thiên Phú, chú trọng đến việc phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giao thông, thương mại.

Lê Hoàn mất ngày 8 tháng 3 năm Ất Tỵ (1005) tại Cố Đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, thi hài an táng tại Sơn Lăng, châu Trường Yên, ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi, miếu hiệu là Đại Hành Hoàng đế.

Sau khi vua Lê Đại Hành mất, để tưởng nhớ công lao của Người, Nhân dân đã lập đền thờ ngay trên mảnh đất mẹ con Vua đã ở. Lúc đầu đền còn hoang sơ, nhưng sau đó vua Lê Thánh Tông cho xây dựng lại đền và cấp 67 mẫu ruộng dùng cho việc thờ cúng.

Trải qua bao biến cố của lịch sử, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đền đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ kính xưa.

Đặc biệt, đền còn lưu giữ những tài liệu, hiện vật cổ như bia ký, sắc phong, lệnh chỉ, câu đối, hoành phi, hương án, khám thờ, tượng pháp, gốm sứ thời Lý - Trần, thời Minh (Trung Quốc) và chiếc đĩa đá tương truyền là của vua Tống tặng vua Lê.

Di tích kiến trúc đền thờ Lê Hoàn có kết cấu kiến trúc mặt bằng chữ công, rộng 13 gian, có sân rồng, các nhà tiền đường, trung đường và hậu cung; có hệ vì kèo đặc trưng: giá chiêng, chồng rường, kẻ bẩy, kèo góc theo lối dầm đỡ chống nóc đã tạo nên một sự liên kết vững chắc đối với các vì cũng như tổng thể ngôi đền.

Đặc biệt, tại đền thờ còn bảo tồn được hệ thống các mảng chạm khắc như chạm thủng, chạm nổi, chạm bong được trang trí trong kiến trúc của toàn bộ công trình với đề tài phong phú và đa dạng theo những mô tuýp truyền thống cùng những bức phù điêu, con giống làm bằng đất nung của thế kỷ XVIII đã tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc của di tích.

Tại đền thờ hiện nay còn 2 tấm bia được dựng vào những năm đầu thế kỷ XVII.

Lễ hội Lê Hoàn nhằm khẳng định công lao, tài năng, tôn vinh Anh hùng dân tộc Lê Hoàn; khơi dậy nét đẹp truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng của vùng đất, con người Thọ Xuân, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân.

Về tham dự lễ hội Lê Hoàn du khách sẽ được thưởng thức bánh lá răng bừa làm từ gảo tẻ, thơm dẻo, đã được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh…

….và bánh chưng nung với cách nấu độc đáo bằng chum.

Trong khuôn khổ lễ hội sẽ tổ chức không gian trình diễn các trò chơi, trò diễn dân gian truyền thống như Trò Xuân Phả, múa Pồn Pôông, cồng chiêng, đánh mảng, nhảy sạp, bài điếm…

rong khuôn khổ Lễ hội Lê Hoàn năm 2022 còn phục dựng lại các trại binh tạo nét không gian văn hóa xưa…

Theo vhds.baothanhhoa.vn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    542 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.176.267
    Trong năm: 1.346.593
    Trong tháng: 145.604
    Trong tuần: 29.682
    Trong ngày: 2.464
    Online: 105