Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm có cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cây cói để đảm bảo thu nhập và đời sống cho người dân làm nghề trồng cói.

Ngày 18/9/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 6665/BNN-TT về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

Hiện nay toàn quốc có 9,71 ngàn ha cói, Thanh Hóa là địa phương trọng điểm sản xuất cói trong cả nước với diện tích 3,41 ngàn ha chiếm 43% diện tích cói toàn quốc. Để định hướng phát triển cây trồng nông nghiệp nói chung và cây cói nói riêng trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách:

- Quyết định số 858/QĐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030;

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 về phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025, trong đó đã có nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ nhằm phát triển và nâng cao giá trị các sản phẩm lợi thế mỗi địa phương theo chuỗi giá trị do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện, trong đó Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa có ý kiến với HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở các chính sách của Trung ương và điều kiện cụ thể của địa phương xây dựng các chính sách hỗ trợ đối với phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ cây cói để đảm bảo thu nhập và đời sống cho người dân làm nghề trồng cói./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.356.630
    Trong năm: 992.104
    Trong tháng: 95.727
    Trong tuần: 21.106
    Trong ngày: 873
    Online: 71