Trong khuôn khổ chương trình “Ngày Italia tại Thanh Hoá”, chiều 8/12, tại TP Thanh Hoá, UBND tỉnh phối hợp với Đại sứ Quán Italia tại Việt Nam, Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM) tổ chức Hội thảo kết nối đầu tư, thương mại giữa tỉnh Thanh Hoá và Italia.

Toàn cảnh hội thảo.

Tham dự hội thảo, về phía đại biểu quốc tế và Trung ương có ngài Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam; ông Michele D'Ercole Chủ tịch ICHAM; ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các doanh nghiệp đến từ Italia; đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao cùng các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp đến từ Italia.

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội thảo.

Về phía đại biểu tỉnh Thanh Hoá có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, cấp tỉnh; lãnh đạo một số huyện, thị xã, thành phố và các hiệp hội, doanh nghiệp trong tỉnh.

Trải qua 50 năm với nhiều dấu mốc quan trọng, đặc biệt là từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (21/1/2013), quan hệ hợp tác Việt Nam - Italia đã phát triển toàn diện và ngày càng đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, ngoại giao, đầu tư, thương mại đến văn hóa, du lịch, giáo dục - đào tạo...

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Tính đến đầu năm 2023, Italia đứng thứ 34/142 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 453,4 triệu USD và 141 dự án còn hiệu lực. Cùng với đó, Italia cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với đa dạng các mặt hàng, trong đó nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, như cà phê, máy tính, sản phẩm điện tử, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng... Đặc biệt, mặt hàng điện thoại và linh kiện là nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm 25,03%, đứng đầu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Italia...

♦ Tính đến đầu năm 2023, Italia đứng thứ 34/142 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 453,4 triệu USD và 141 dự án còn hiệu lực.
♦ Từ năm 2021 đến tháng 6/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Thanh Hóa sang thị trường Italia đạt khoảng 183,5 triệu USD.

Với Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 9 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Italia, với các mặt hàng như may mặc, giày dép, thủy sản, dứa đóng lon, các sản phẩm sau lọc hóa dầu (benzen, p-xylen, lưu huỳnh dạng hạt). Từ năm 2021 đến tháng 6/2023, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Italia đạt khoảng 183,5 triệu USD.

Lợi thế khác biệt, hội tụ tiềm năng cho phát triển

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã khát quát những tiềm năng, lợi thế cơ bản của tỉnh Thanh Hoá. Theo đó, được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, tỉnh Thanh có đầy đủ các loại địa hình, các hệ sinh thái, là những giá trị khác biệt, tạo nên lợi thế của tỉnh về giao thông, đất đai, nguồn lao động, tài nguyên, văn hóa, lịch sử... để thúc đẩy hợp tác đầu tư và phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội với nhiều quốc gia phát triển.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi phát biểu khai mạc hội thảo.

Thanh Hoá còn có Cảng hàng không Thọ Xuân với nhà ga hiện đại, công suất 1 triệu lượt khách/năm, đảm bảo điều kiện để trở thành Cảng hàng không quốc tế, đã đón nhiều chuyến bay charter từ Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc đến với tỉnh Thanh Hóa và ngược lại; có Khu Kinh tế Nghi Sơn với diện tích 106.000 ha nằm trên trục giao thương Bắc - Nam của đất nước. Đây là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, được Chính phủ Việt Nam lựa chọn là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm ven biển, có chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn nhất trong cả nước và được chia thành 55 phân khu, trong đó có 25 phân khu công nghiệp với diện tích khoảng 9.058 ha. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 19 khu công nghiệp ngoài khu kinh tế, với tổng diện tích khoảng 6.810 ha và 115 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 5.267 ha.

Các đại biểu tham dự hội thảo.

Cùng với đó, nguồn nhân lực dồi dào với hơn 2,6 triệu lao động, trong đó, lao động đã qua đào tạo chiếm gần 73% là một lợi thế cơ bản. Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 5 trường đại học, 11 trường cao đẳng chuyên nghiệp và 80 cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hằng năm, có khoảng 11.000 lao động được đào tạo qua các trường dạy nghề. Đây là lợi thế cho phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày và các ngành công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao.

Trên cơ sở phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nền kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 9,6%, đứng thứ 5 cả nước và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước và đứng đầu các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Quy mô GRDP năm 2023 ước đạt 273.000 tỷ đồng, gấp 1,45 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 9,6%, đứng thứ 5 cả nước và đứng thứ 3 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước và đứng đầu các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Quy mô GRDP năm 2023 ước đạt 273.000 tỷ đồng, gấp 1,45 lần năm 2020, đứng thứ 8 cả nước và cao nhất các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 3.067 USD, gấp 1,39 lần năm 2020. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại; văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến quan trọng; tình hình chính trị ổn định; an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Các doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng; tốc độ phát triển doanh nghiệp tư nhân hằng năm tăng trên 20%; hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có gần 33.000 doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực, hơn 2.300 dự án đầu tư trực tiếp, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 650 nghìn tỷ đồng; trong đó, có 155 dự án đầu tư FDI đến từ 20 nước trên thế giới, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 14,6 tỷ USD, là tỉnh đứng thứ 8 của cả nước về thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, chưa có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư Italia trên địa bàn tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa sang Châu Âu luôn đạt mức cao, năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu đạt 558 triệu USD, trong đó, xuất khẩu sang Italia đạt 22,3 triệu USD, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: ngao sấy, ngao đông lạnh, giầy dép, hàng may mặc, đá ốp lát, hạt nhựa,...

Dẫn mục tiêu của tỉnh Thanh Hóa xác định đến năm 2025 nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Tỉnh Thanh Hóa tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào 3 trụ cột phát triển và các lĩnh vực ưu tiên là ngành công nghiệp chế biến chế tạo; du lịch; nông nghiệp, y tế, đô thị hoá và cơ sở hạ tầng... và rất mong muốn các doanh nghiệp Italia tìm hiểu, đầu tư vào các lĩnh vực này.

“Chúng tôi đánh giá cao uy tín, vai trò và tầm quan trọng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp Châu Âu, trong đó, có doanh nghiệp Italia trong các lĩnh vực và trân trọng mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp Italia nghiên cứu đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa, nhất là đầu tư vào 3 trụ cột phát triển và các lĩnh vực ưu tiên vừa nêu lên”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi

Phát biểu tại hội thảo, ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam bày tỏ sự vui mừng khi tham gia chương trình hội thảo về xúc tiến thương mại và đầu tư giữa Italia và tỉnh Thanh Hóa. Ông Marco Della Seta nhấn mạnh: Chúng tôi rất coi trọng chuyến đi này vì đây là cơ hội để thúc đẩy dòng chảy kinh tế giữa Italia và Việt Nam. Điều quan trọng của chuyến đi là chúng tôi được tiếp cận với nhiều địa phương, không chỉ giới hạn với thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

“Chúng tôi ghi nhận tiềm năng của tỉnh Thanh Hóa với các cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường sắt và hai tuyến đường cao tốc mới, cùng với Khu kinh tế Nghi Sơn, nơi có một nhà máy lọc dầu đã khánh thành nhờ một phần đóng góp của Italia và hy vọng hai bên sẽ có thêm nhiều cơ hội tốt để hai bên có cơ hội tìm hiểu, trao đổi, tiến tới nhiều cơ hội hợp tác mới".
Ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Italia tại Việt Nam

"Trong cuộc họp sáng nay với chính quyền tỉnh Thanh Hoá, tôi ghi nhận sự quan tâm chân thành đến việc kinh doanh với Italia vì các tiêu chuẩn cao về công nghệ và sản phẩm của Italia. Điều đó cũng được chứng minh qua chuyến thăm gần đây của phái đoàn Thanh Hóa tới vùng Campania ở Italia. Tôi hy vọng tỉnh Thanh Hóa sẽ tích cực tham gia vào những chuyển biến quan trọng mà Việt Nam sẽ đối mặt trong thời gian tới, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công ty Italia hoạt động tại đây. Tôi cũng tin người tiêu dùng Thanh Hóa sẽ ngày càng ưa chuộng các sản phẩm Italia khi mua sắm" - Ngài đại sứ nhấn mạnh.

Chia sẻ cơ hội, kỳ vọng hợp tác "cùng phát triển"

Từ quan hệ ngoại giao, hợp tác tốt đẹp giữa 2 đất nước Việt Nam - Italia, tại hội thảo, các đại biểu là tổ chức, doanh nghiệp Italia và Việt Nam đã cùng nhau chia sẻ những mối quan hệ tốt đẹp hiện hữu và bày tỏ mong muốn được hợp tác, phát triển trên những lĩnh vực tiềm năng.

Ông Michele D’Ercole, Chủ tịch ICHAM chia sẻ: Tại Việt Nam, Italia và tỉnh Thanh Hóa đã chứng kiến sự tăng trưởng ổn định trong thương mại song phương, được đánh dấu bằng sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Một trong những yếu tố then chốt góp phần vào mối quan hệ kinh tế phát triển mạnh mẽ này là cam kết chung về đổi mới và chất lượng. Doanh nghiệp Italia đã mang chuyên môn và công nghệ của mình đến Thanh Hóa, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh. Đồng thời, lực lượng lao động năng động và vị trí chiến lược của Thanh Hóa đã mang lại cho Italia một cửa ngõ để tham gia vào các thị trường sôi động ở Đông Nam Á.

Hơn thế nữa, sự hợp tác này vượt xa so với mục đích kinh tế đơn thuần. Mối qua hệ giữa người dân hai nước đã được củng cố thông qua các hoạt động trao đổi văn hóa, tạo điều kiện cho sự hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống và di sản của nhau. Lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc và ẩm thực phong phú của Italia đã được người dân đón nhận ở Thanh Hóa, trong khi kho tàng văn hóa của tỉnh đã chiếm được cảm tình của người Italia.

Ông Michele D’Ercole, Chủ tịch ICHAM phát biểu tại hội thảo.

Hơn thế nữa, sự hợp tác này vượt xa so với mục đích kinh tế đơn thuần. Mối qua hệ giữa người dân hai nước đã được củng cố thông qua các hoạt động trao đổi văn hóa, tạo điều kiện cho sự hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống và di sản của nhau. Lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc và ẩm thực phong phú của Italia đã được người dân đón nhận ở Thanh Hóa, trong khi kho tàng văn hóa của tỉnh đã chiếm được cảm tình của người Italia.
Ông Michele D’Ercole, Chủ tịch ICHAM

"Khi chúng ta kỷ niệm những thành công của quá khứ, hãy cùng hướng tới tương lai với những tiềm năng to lớn để hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm năng lượng tái tạo, giáo dục và du lịch. Bằng cách tận dụng thế mạnh của cả hai bên, chúng ta có thể tạo ra một tương lai bền vững và thịnh vượng hơn cho người dân của mình. Mối quan hệ thương mại và văn hóa song phương giữa Italy và tỉnh Thanh Hóa của Việt Nam là minh chứng cho sức mạnh của sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Khi chúng ta tiếp tục xây dựng trên nền tảng này, hãy phấn đấu đạt đến những tầm cao hơn nữa, thúc đẩy sự thịnh vượng, làm giàu văn hóa và tình bạn lâu dài cho các thế hệ mai sau..." - Ông Michele D’Ercole, Chủ tịch ICHAM bày tỏ.

Đánh giá và chia sẻ về công tác hỗ trợ của chính quyền tỉnh Thanh Hoá đối với nhà đầu tư nước ngoài, ông So Hasegawa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) nhấn mạnh: Chúng tôi đánh giá cao sự sát sao, đồng hành, chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam và chính quyền tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua. Những cam kết và hỗ trợ trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và cung cấp các chính sách ưu đãi đã góp phần đáng kể trong việc vận hành ổn định nhà máy và NSRP.

Ông So Hasegawa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn phát biểu tại hội thảo.

Tổng Giám đốc NSRP nhấn mạnh: Kể từ khi Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động đến nay, doanh thu của NSRP đạt khoảng 24 tỷ USD và nộp ngân sách Nhà nước hơn 3 tỷ USD. Trong giai đoạn xây dựng nhà máy, NSRP đã huy động tới hơn 30.000 lao động làm việc trên công trường. Hiện nay, tổng số lao động đang làm việc tại công ty là gần 1.300 người, trong đó phần lớn là người Việt Nam.

"Tôi cũng vui mừng thông báo rằng chúng tôi vừa hoàn thành kỳ bảo dưỡng tổng thể nhà máy lần thứ 1 an toàn và thành công. Đây là một cột mốc quan trọng trong lịch sự phát triển và vận hành của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn nhằm cải thiện độ tin cậy và tính toàn vẹn của các thiết bị vận hành trong thời gian dài. Phía trước chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài phát triển và chắc chắn sẽ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng, với nỗ lực của toàn thể nhân viên NSRP và sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cũng như các bên liên quan, chúng tôi sẽ vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu của mình. Ngay bây giờ, tôi có thể tự hào mà nói rằng: Tôi yêu Thanh Hóa" - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn chia sẻ.

Phía trước chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài phát triển và chắc chắn sẽ không hề dễ dàng. Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng, với nỗ lực của toàn thể nhân viên NSRP và sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam, chính quyền tỉnh Thanh Hóa cũng như các bên liên quan, chúng tôi sẽ vượt qua thử thách và đạt được mục tiêu của mình.

Ngay bây giờ, tôi có thể tự hào mà nói rằng: Tôi yêu Thanh Hóa.

Ông So Hasegawa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - Chi nhánh Thanh Hóa bày tỏ: Song song với việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với các dự án có giá trị lớn, công nghệ cao, VCCI Thanh Hóa cho rằng có một lĩnh vực mà doanh nghiệp hai bên nên quan tâm. Đó là việc hợp tác để phát huy các sản phẩm truyền thống của địa phương được sản xuất bởi các doanh nghiệp quy mô nhỏ, làng nghề, thậm chí là hộ gia đình.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- Chi nhánh Thanh Hóa.

Đây là lĩnh vực mà Italia có thế mạnh nổi trội so với các quốc gia khác. Hàng thủ công truyền thống của Italia được ưa chuộng và xuất khẩu đi khắp thế giới. Trong khi Thanh Hóa có nhiều sản phẩm truyền thống, nhiều làng nghề, số lượng sản phẩm OCOP nhiều thứ 2 cả nước. Nhưng đa số các sản phẩm này đang gặp khó khăn, rất khó phát triển do nhiều nguyên nhân. Hợp tác trong lĩnh vực này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Thanh Hóa có thể học hỏi về chiến lược phát triển, mô hình quản trị phù hợp, kết hợp hài hòa yếu tố truyền thống và hiện đại từ các doanh nghiệp Italia. Bên cạnh đó, thông qua các sản phẩm truyền thống cũng sẽ là cách hiệu quả để làm sâu sắc thêm kết quả giao lưu văn hóa giữa 2 dân tộc, 2 vùng đất...

VCCI Thanh Hóa cho rằng có một lĩnh vực mà doanh nghiệp hai bên nên quan tâm. Đó là việc hợp tác để phát huy các sản phẩm truyền thống của địa phương được sản xuất bởi các doanh nghiệp quy mô nhỏ, làng nghề, thậm chí là hộ gia đình.
Hợp tác trong lĩnh vực này sẽ giúp cho các doanh nghiệp Thanh Hóa có thể học hỏi về chiến lược phát triển, mô hình quản trị phù hợp, kết hợp hài hòa yếu tố truyền thống và hiện đại từ các doanh nghiệp Italia.
 
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa

Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng chia sẻ và bày tỏ sự hợp tác đối với nhiều sản phẩm tiền năng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông nhấn mạnh: Khảo sát nhu cầu mở rộng thị trường từ các doanh nghiệp Thanh Hóa, hiện có khoảng gần 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, như: Dứa, dưa chuột, dưa vàng, nước mắm; sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, thảm cói, chiếu cói; các sản phẩm dược liệu như: đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, tổ yến...

Các doanh nghiệp nông nghiệp đã chủ động đầu tư nâng cấp, xây mới các nhà máy có dây chuyền thiết bị công nghệ chế biến hiện đại, lắp đặt hệ thống bảo quản nhằm nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, chất lượng lao động tại các công ty từng bước được nâng lên thông qua các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa, có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nông nghiệp Italia khi đến đầu tư tại các địa phương trong tỉnh.

♦ Khảo sát nhu cầu mở rộng thị trường từ các doanh nghiệp Thanh Hóa, hiện có khoảng gần 100 sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

♦ Chất lượng lao động tại các công ty từng bước được nâng lên thông qua các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của tỉnh Thanh Hóa, có thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp nông nghiệp Italia khi đến đầu tư tại các địa phương trong tỉnh.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Tổng Giám đốc Công ty CP công nông nghiệp Tiến Nông

Trong đó, Công ty CP Công Nông nghiệp Tiến Nông là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón phục vụ nông nghiệp với quy mô 650 ngàn tấn sản phẩm/năm với tổng doanh thu hàng năm đạt trên 50 triệu USD. Tiến Nông sẵn sàng là đối tác phù hợp, tin cậy của các doanh nghiệp Italia trong các dự án đầu tư phát triển chuỗi giá trị nông sản với mục tiêu đem những lợi thế địa phương của Thanh Hoá ra thế giới. Đặc biệt là những giải pháp, kinh nghiệm phát triển Nông nghiệp xanh bền vững.

Bà Nguyễn Thị Hồng Liên, Giám đốc Công ty CP Dạ Lan phát biểu tại hội thảo.

Trong chương trình thảo luận tại hội thảo, các đại biểu đánh giá cao tỉnh Thanh Hóa trong công tác phối hợp tổ chức hội thảo, kiến tạo nền tảng, tạo điều kiện để các doanh nghiệp hai bên tìm hiểu, hợp tác đầu tư cũng như hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, du lịch... Trong đó đại diện một số tổ chức của hai nước đã đề nghị, các doanh nghiệp hai bên cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, phối hợp với các cơ quan có liên quan để kết nối, biến cơ hội thành hiện thực, hợp tác thành công.

Đại biểu tham gia thảo luận.

Một số doanh nghiệp đến từ Italia cũng đặt câu hỏi đối với tỉnh Thanh Hóa về những chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư nói chung, trong đó có các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến từ Italia; những lĩnh vực được tỉnh hỗ trợ ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài vừa và nhỏ...

Cũng tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp trong nước đã quan tâm, bày tỏ nguyện vọng được kết nối giao thương, đặt câu hỏi về cách thức thực hiện cũng như những hỗ trợ từ phía Italia; đề nghị VCCI hỗ trợ tìm kiếm, kết nối với để doanh nghiệp hợp tác, xuất khẩu các sản phẩm đá ốp lát sang thị trường Italia...

Cam kết sát cánh, đồng hành cùng các nhà đầu tư Italia cùng phát triển

Phát biểu kết luận hội thảo, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi trân trọng cảm ơn Đại sứ Italia và Chủ tịch ICHAM đã có những chia sẻ quan trọng, quý báu về tỉnh Thanh Hóa và cơ hội hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa với các doanh nghiệp Italia.

“Sự có mặt của các bạn thể hiện sự quan tâm rất lớn đối với việc tăng cường quan hệ hợp tác, gắn bó giữa tỉnh Thanh Hóa với đối tác Italia, đồng thời, thể hiện tình cảm, quyết tâm vì mục tiêu chung là sự phát triển của tỉnh Thanh Hóa” - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh.

Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi nêu rõ: Việt Nam và Italia là hai quốc gia có quan hệ ngoại giao thân thiết, năm 2023 là năm đặc biệt khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm đối tác chiến lược. Mặc dù hiện nay, việc thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư Italia tại tỉnh Thanh Hóa đang còn khiêm tốn, tuy nhiên, tỉnh Thanh Hóa xác định các nhà đầu tư Châu Âu, trong đó có nhà đầu tư Italia là đối tác đầu tư rất quan trọng và tiềm năng.

Thông qua hội thảo này, tỉnh Thanh Hoá hy vọng sẽ mang đến cho các đại biểu cái nhìn toàn cảnh về tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng, cơ hội, môi trường đầu tư kinh doanh, nhu cầu hợp tác đầu tư, thương mại của tỉnh Thanh Hóa với các đối tác Italia.

Với những tiềm năng, lợi thế và dư địa phát triển, tỉnh Thanh Hóa rất mong được đón tiếp các nhà đầu tư, doanh nghiệp của Italia đến nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Nhân dịp này, tỉnh Thanh Hóa cũng trân trọng đề nghị Ngài Đại sứ Italia tại Việt Nam, Ngài Chủ tịch ICHAM sẽ tiếp tục quan tâm, ủng hộ, giới thiệu về tỉnh Thanh Hóa với các nhà đầu tư, doanh nghiệp Italia.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi

Tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ luôn sát cánh, đồng hành và tạo điều kiện cao nhất cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp Italia đến nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư và trải nghiệm dịch vụ trên địa bàn tỉnh; đồng thời sẵn sàng lắng nghe mọi đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các hoạt động hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa và các đối tác Italia luôn đạt kết quả cao nhất, mang lại lợi ích “cùng phát triển” cho cả hai bên.

Báo Thanh Hóa


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    542 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.176.627
    Trong năm: 1.346.593
    Trong tháng: 145.604
    Trong tuần: 29.682
    Trong ngày: 2.824
    Online: 63