Cử tri đề nghị sớm sửa đổi, bổ sung và thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 quy định về tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự của các tổ chức, nhân trong nước và ngoài nước hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tại xảy ra trong và ngoài nước, khắc phục hậu quả do hỏa hoạn; sự cổ nghiêm trọng; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo theo hưởng rõ hơn về tính pháp lý và các cơ chế minh bạch trong kêu gọi vận động ủng hộ của các cá nhân hiện nay.

 Ngày 13/12/2021, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 14184/BTC-NSNN về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã trình Chinh phủ ban hành Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ Nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự c; các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP). Nội dung Nghị định được xây dựng với mục tiêu quy định thống nhất, cụ thể việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ Nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi cả nước; đảm bảo công tác vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hiệu quả, kịp thời, công khai và minh bạch; khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân. Đồng thời, quy định việc vận động, tiếp nhận và phân phối đảm bảo công khai, minh bạch.

Để đảm bảo tính công khai, minh bạch khi cá nhân thực hiện vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện, Nghị định đã quy định cụ thể như sau:

- Tại khoản 1 Điu 17 Nghị định đã quy định: khi vận động, cá nhân có trách nhiệm thông báo trên phương tiện truyền thông về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, tài khoản tiếp nhận (với tiền), địa điểm tiếp nhận (với hiện vật), thời gian cam kết phân phổi; đồng thời, người vận động gửi văn bản đến UBND cấp xã nơi cư trú thông báo về nội dung này. Chính quyền xã sẽ lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

- Tại khoản 2 Điều 17 Nghị định đã quy định. Cá nhân tham gia vận động phải mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo từng cuộc vận động, để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp; bố trí địa điểm tiếp nhận, bảo quản hiện vật đóng góp; có biên nhận các khoản đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật tiếp nhận được nếu người đóng góp yêu cầu và không được tiếp nhận thêm các khoản đóng góp tự nguyện sau khi kết thúc thời gian tiếp nhận đã cam kết; có trách nhiệm thông báo đến nơi mở tải khoản về việc dừng tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.

- Tại khoản 1, 2, 4 Điều 18 Nghị định đã quy định: Cá nhân vận động quyên góp thông báo đến địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ để phối hợp xác định phạm vi nhóm người cần hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ. Chậm nhất 3 ngày làm việc, chính quyền địa phương nơi tiếp nhận hỗ trợ phải hướng dẫn các nội dung trên; cử lực lượng tham gia phân phối cùng người vận động khi cần thiết hoặc theo đề nghị của người đó. Nếu số tiền đóng góp tự nguyện còn dư thì người đứng ra vận động thống nhất với những người đóng góp để có phương án sử dụng, hoặc chuyển cho Mặt trận Tổ quốc các cấp thực hiện chính sách an sinh xã hội đảm bảo phù hợp với mục tiêu đã cam kết.

- Tại khoản 1 Điều 19 Nghị định đã quy định. Cả nhân đứng ra vận động cứu trợ phải tự chi trả toàn bộ các chi phí liên quan, như chi phí tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp... Trường hợp tổ chức, cá nhân đóng góp đồng ý thì cá nhân vận động được trích kinh phí từ nguồn vận động được nhưng phải tổng hợp và công khai khoản chi phí này.

- Tại khoản 3, 4 Điều 19 Nghị định đã quy định: Để đảm bảo tính công khai, minh bạch các khoản đóng góp tự nguyện do cá nhân vận động, phân phối để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, người vận động cần mở số ghi chép đầy đủ thông tin về quá trình này, từ khâu tiếp nhận đến khi phân phối xong, công khai trên truyền thông và gửi kết quả đến UBND cấp xã nơi cư trú để niêm yết tại trụ sở trong 30 ngày. Các nội dung công khai gồm: văn bản vận động cứu trợ, kết quả tiếp nhận (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận); kết quả phân phối... Trường hợp cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu, người vận động cứu trợ có trách nhiệm cung cấp thông tin./.      


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    367 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.209.596
    Trong năm: 982.574
    Trong tháng: 96.984
    Trong tuần: 25.470
    Trong ngày: 1.913
    Online: 73