Ngày 19/12/2022, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có Văn bản số 4891/VKSTC-V14 về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:
Kiến nghị số 01: Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng quy định thêm thời hạn tạm giam kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến ngày mở phiên tòa.
Trả lời:
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ghi nhận kiến nghị nêu trên của cử tri để tổng hợp, nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổng kết, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Kiến nghị số 02: Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 về kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản của người phạm tội theo hướng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng hoặc không áp dụng kịp thời các biện pháp nói trên dẫn đến việc người phạm tội lợi dụng để tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án; đồng thời, sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 128 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về việc chỉ được kê biên phần tài sản tương ứng với mức độ có thể bị thiệt hại hoặc phải bồi thường, do nhiều trường hợp cơ quan điều tra chưa xác định được thiệt hại cụ thể trong giai đoạn điều tra nên không thực hiện việc kê biên tài sản, dẫn đến việc người phạm tội tẩu tán tài sản.
Trả lời:
(1) Đối với kiến nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản của người phạm tội theo hướng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng hoặc không áp dụng kịp thời các biện pháp nói trên dẫn đến việc người phạm tội lợi dụng để tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mặc dù không có quy định riêng về trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc áp dụng hoặc không áp dụng kịp thời các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản dẫn đến việc người phạm tội lợi dụng để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án; tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định chung về trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ (Điều 17); theo đó, trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Hơn nữa, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Ngoài ra, trong mỗi Ngành cũng sẽ có những quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Đối với ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hằng năm đều chỉ đạo công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt tài sản các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 22/3/2019 về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 26/6/2020 tăng cường kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Theo đó, công tác thu giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản để bảo đảm thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng, kinh tế nói riêng. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành Quyết định số 183/QĐ-VKSTC-T1 ngày 04/4/2016 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành Quy định về xử lý kỷ luật trong ngành Kiểm sát nhân dân; theo đó điểm c khoản 1 Điều 18 Quy định này quy định về việc xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm các quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc áp dụng, thay thế, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Do vậy, pháp luật cũng như quy định của mỗi Ngành tố tụng đều có cơ chế để xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, bao gồm cả việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản mà có vi phạm hoặc trái quy định pháp luật.
(2) Đối với kiến nghị sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 128 Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 về việc chỉ được kê biên phần tài sản tương ứng với mức độ có thể bị thiệt hại hoặc phải bồi thường, do nhiều trường hợp cơ quan điều tra chưa xác định được thiệt hại cụ thể trong giai đoạn điều tra nên không thực hiện việc kê biên tài sản, dẫn đến việc người phạm tội tẩu tán tài sản.
Kế thừa Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 tiếp tục quy định về mức tài sản có thể bị kê biên và thời điểm áp dụng biện pháp kê biên tài sản; đồng thời, bổ sung mới quy định về phong toả tài khoản. Theo quy định tại khoản 1 các điều 128 và 129 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; phong toả tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Những quy định này đòi hỏi quá trình áp dụng, cơ quan, người tiến hành tố tụng phải đánh giá hậu quả pháp lý có thể xảy ra và biện pháp, chế tài dân sự mà người phạm tội sẽ bị Tòa án tuyên áp dụng, đặc biệt là đánh giá công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt tài sản trong vụ án tham nhũng, kinh tế; đồng thời, trên cơ sở điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng trong quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, dựa trên kết luận định giả tài sản, lời khai của bị hại và các chứng cứ, tài liệu khác trong hồ sơ vụ án cụ thể mà áp dụng biện pháp thu giữ, cưỡng chế kê biên, phong tỏa sao cho phù hợp, tương ứng với số tiền, tài sản bị phạt, bị tịch thu, bồi thường thiệt hại để bảo đảm việc thu hồi tiền, tài sản phạm tội theo quy định... Do đó, việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn điều tra vẫn có cơ sở để xác định được mức độ thiệt hại, từ đó áp dụng mức kê biên tài sản, phong toả tài khoản phù hợp. Điều này là cần thiết, bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu ngăn chặn, phòng, chống việc tẩu tán tài sản do phạm tội mà có, bảo đảm cho việc thi hành án, thu hồi tài sản đạt hiệu quả; vừa bảo đảm quyền sở hữu của người có tài sản bị kê biên, phong tỏa./.Ngày 19/12/2022, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã có Văn bản số 4891/VKSTC-V14 về việc trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Thanh Hóa gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:
Kiến nghị số 01: Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 278 Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng quy định thêm thời hạn tạm giam kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến ngày mở phiên tòa.
Trả lời:
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ghi nhận kiến nghị nêu trên của cử tri để tổng hợp, nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền trong quá trình tổng kết, sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Kiến nghị số 02: Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 về kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản của người phạm tội theo hướng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng hoặc không áp dụng kịp thời các biện pháp nói trên dẫn đến việc người phạm tội lợi dụng để tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án; đồng thời, sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 128 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về việc chỉ được kê biên phần tài sản tương ứng với mức độ có thể bị thiệt hại hoặc phải bồi thường, do nhiều trường hợp cơ quan điều tra chưa xác định được thiệt hại cụ thể trong giai đoạn điều tra nên không thực hiện việc kê biên tài sản, dẫn đến việc người phạm tội tẩu tán tài sản.
Trả lời:
(1) Đối với kiến nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 về kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản của người phạm tội theo hướng quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng hoặc không áp dụng kịp thời các biện pháp nói trên dẫn đến việc người phạm tội lợi dụng để tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mặc dù không có quy định riêng về trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong việc áp dụng hoặc không áp dụng kịp thời các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản dẫn đến việc người phạm tội lợi dụng để tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án; tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định chung về trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ (Điều 17); theo đó, trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình. Hơn nữa, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Ngoài ra, trong mỗi Ngành cũng sẽ có những quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Đối với ngành Kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hằng năm đều chỉ đạo công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt tài sản các vụ án hình sự tham nhũng, kinh tế, đặc biệt là Chỉ thị số 02/CT-VKSTC ngày 22/3/2019 về tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày 26/6/2020 tăng cường kiểm sát thi hành án dân sự về thu hồi tài sản bị thất thoát chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Theo đó, công tác thu giữ, kê biên, phong tỏa tài khoản để bảo đảm thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng, kinh tế nói riêng. Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành Quyết định số 183/QĐ-VKSTC-T1 ngày 04/4/2016 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành Quy định về xử lý kỷ luật trong ngành Kiểm sát nhân dân; theo đó điểm c khoản 1 Điều 18 Quy định này quy định về việc xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm các quy định về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc áp dụng, thay thế, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế. Do vậy, pháp luật cũng như quy định của mỗi Ngành tố tụng đều có cơ chế để xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, bao gồm cả việc áp dụng hay không áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản mà có vi phạm hoặc trái quy định pháp luật.
(2) Đối với kiến nghị sửa đổi quy định tại khoản 3 Điều 128 Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 về việc chỉ được kê biên phần tài sản tương ứng với mức độ có thể bị thiệt hại hoặc phải bồi thường, do nhiều trường hợp cơ quan điều tra chưa xác định được thiệt hại cụ thể trong giai đoạn điều tra nên không thực hiện việc kê biên tài sản, dẫn đến việc người phạm tội tẩu tán tài sản.
Kế thừa Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 tiếp tục quy định về mức tài sản có thể bị kê biên và thời điểm áp dụng biện pháp kê biên tài sản; đồng thời, bổ sung mới quy định về phong toả tài khoản. Theo quy định tại khoản 1 các điều 128 và 129 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại; phong toả tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Những quy định này đòi hỏi quá trình áp dụng, cơ quan, người tiến hành tố tụng phải đánh giá hậu quả pháp lý có thể xảy ra và biện pháp, chế tài dân sự mà người phạm tội sẽ bị Tòa án tuyên áp dụng, đặc biệt là đánh giá công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt tài sản trong vụ án tham nhũng, kinh tế; đồng thời, trên cơ sở điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng trong quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, dựa trên kết luận định giả tài sản, lời khai của bị hại và các chứng cứ, tài liệu khác trong hồ sơ vụ án cụ thể mà áp dụng biện pháp thu giữ, cưỡng chế kê biên, phong tỏa sao cho phù hợp, tương ứng với số tiền, tài sản bị phạt, bị tịch thu, bồi thường thiệt hại để bảo đảm việc thu hồi tiền, tài sản phạm tội theo quy định... Do đó, việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn điều tra vẫn có cơ sở để xác định được mức độ thiệt hại, từ đó áp dụng mức kê biên tài sản, phong toả tài khoản phù hợp. Điều này là cần thiết, bảo đảm vừa đáp ứng yêu cầu ngăn chặn, phòng, chống việc tẩu tán tài sản do phạm tội mà có, bảo đảm cho việc thi hành án, thu hồi tài sản đạt hiệu quả; vừa bảo đảm quyền sở hữu của người có tài sản bị kê biên, phong tỏa./.