Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động trong dự báo, định hướng, thông tin thị trường, có cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Có cơ chế, chính sách để chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hộ đơn lẻ sang mô hình sản xuất hộ nông dân liên kết, hợp tác qua mô hình hợp tác xã kiểu mới.

Ngày 21/9/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 6313/BNN-KH về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

1. Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nông nghiệp, nông thôn đã có bước phát triển vượt bậc, khẳng định vị thế và tầm quan trọng đối với nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Sản xuất kinh doanh nông nghiệp đã phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát huy được lợi thế vùng, miền, địa phương.

- Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trưởng nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương điều chỉnh quy mô và cơ cấu sản xuất phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức nghiên cứu, dự báo cung cầu thị trường, cung cấp thông tin kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân điều chỉnh sản xuất phù hợp; đồng thời, nghiên cứu và tham mưu Chính phủ ban hành chính sách mới để thu hút đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là đầu tư vào các khâu chế biến, bảo quản..., cụ thể như sau:

+ Phối hợp với các Bộ ngành xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại nông sản thông qua các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018); Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).

+Phối hợp, hỗ trợ cung cấp thông tin xây dựng và hoàn thiện các Đề án, Kế hoạch, Chương trình phát triển thị trường, trong đó có chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại tại địa phương.

Phối hợp Bộ Công Thương xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Chiến lược, Đề án thúc đẩy phát triển thương mại trong nước và quốc tế, trong đó có lĩnh vực nông sản (các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 phê duyệt đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021-2025, số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030).

+ Đặc biệt, trước tác động của dịch bệnh Covid-19, đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

- Thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các định hướng và giải pháp về phát triển thị trường trong và ngoài nước đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản, giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022), trong đó tập trung:

+ Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản đáp ứng yêu cầu của ngành nông nghiệp hàng hóa hiện đại, quy mô lớn. Nâng cao năng lực dự báo, đánh giá, cảnh báo thông tin về thị trường các nông sản chủ lực, kịp thời cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân chủ động điều chỉnh sản xuất phù hợp với yêu cầu thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thừa cung, ùn ứ hàng hóa, đứt gãy chuỗi cung ứng. Hỗ trợ năng lực tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã và hộ nông dân.

+ Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện và triển khai một số cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, theo chuỗi giá trị, nông nghiệp tuần hoàn, hữu cơ, bảo quản chế biến, dịch vụ logistic, hạ tầng thương mại,...

2. Hệ thống các tổ chức sản xuất, nhất là Hợp tác xã (HTX) ngày càng có vai trò quan trọng đặc biệt trong phát triển nông nghiệp và nông thôn; nhất là nhiệm vụ tổ chức nông dân sản xuất theo quy trình an toàn và kiểm soát nội bộ chất lượng sản phẩm; thực hiện truy xuất nguồn gốc; cung cấp dịch vụ chất lượng và cạnh tranh để hạ giá thành sản phẩm; đầu mối liên kết tiểu thụ sản phẩm cho thành viên và người dân; tiếp nhận chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức được tầm quan trọng của HTX, triển khai hiệu quả Luật HTX năm 2012, trong 6 tháng đầu 2022, cả nước đã thành lập mới 456 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 77 Liên hiệp HTX nông nghiệp, trên 18.500 HTX nông nghiệp; trong đó có khoảng 60% HTX nông nghiệp được đánh giá xếp loại khá, tốt; có trên 4.200 HTX thực hiện dịch vụ sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho các thành viên và nông dân; trên 2.200 HTX đã liên kết đầu tư thành lập dự án, doanh nghiệp trực thuộc.

Bên cạnh đó, mô hình HTX kiểu mới cũng góp phần quan trọng trong xây dụng liên kết chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và ngày càng trở nên khá phổ biến. Tỷ lệ nông sản chủ lực tiêu thụ thông qua liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản từ 10% năm 2017 lên hơn 20% hiện nay; trong đó tỷ lệ HTX nông nghiệp thực hiện liên kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân đạt 37% (tăng 25%).

Trong thời gian tới, để tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hộ đơn lẻ sang mô hình sản xuất hộ nông dân liên kết, hợp tác qua mô hình hợp tác xã kiểu mới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Về công tác tuyên truyền: Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XIII về kinh tế tập thể; nhân rộng các mô hình HTX nông nghiệp tiêu biểu trên cả nước; thúc đẩy chủ trương hỗ trợ phát triển HTX từ đơn chức năng sang đa chức năng, tích hợp đa giá trị, từ chú trọng đầu vào sang kết hợp chú trọng đầu ra; từ chuỗi cung ứng sang chuỗi giá trị.

- Về xây dựng chính sách: Trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về phát triển HTX trong nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

- Về đổi mới, nâng cao năng lực hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, trọng tâm là HTX nông nghiệp: Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trong định hướng phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trình độ, kỹ năng quản lý HTX. Gắn kết phát triển kinh tế tập thể, HTX với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tăng cường chuyển đổi số cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Thí điểm xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp điển hình.

- Về tổ chức sản xuất: Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng và liên kết thị trường theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp. Thực hiện liên kết trong sản xuất giữa nông dân với nông dẫn (liên kết ngang), giữa nông dân với doanh nghiệp (liên kết dọc), giảm bớt các khâu trung gian nhằm hạ giá thành sản phẩm, phát triển sản xuất theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, dự án nâng cao vai trò vị thế của HTX trong các chuỗi giá trị và vùng nguyên liệu đạt chuẩn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.269.420
    Trong năm: 977.231
    Trong tháng: 88.956
    Trong tuần: 17.970
    Trong ngày: 1.320
    Online: 30