1. Đề nghị xem xét tăng mức trợ cấp cho đối tượng là nạn nhân chất độc da cam cả đối tượng trực tiếp và gián tiếp để đảm bảo mức sống bằng mức bình quân chung hiện nay.

2. Đề nghị Bộ tham mưu trình Chính phủ điều chỉnh các đối tượng: người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có chồng/vợ, con đẻ, con nuôi hợp pháp hoặc có nhưng những người này đã chết hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; người từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng trợ cấp xã hội hằng tháng theo Luật Người cao tuổi; bổ sung đối tượng là phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn sống ở vùng núi, vùng hải đảo, vùng dân tộc thiểu số theo Nghị định số 20/2021/NĐCP ngày 15/3/2021 của Chính phủ được hưởng chính sách bảo trợ xã hội; người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có chồng/vợ, con đẻ, con nuôi hợp pháp hoặc có nhưng những người này đã chết hoặc đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Ngày 12/8/2024, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Văn bản số 3700/BLĐTBXH-VP về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi đến trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

1. Kiến nghị số 1

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng lên 2.789.000 đồng và điều chỉnh mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân, trong đó có người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ (tăng 35,7%), thực hiện từ ngày 01/7/2024.

Theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, thế hệ thứ ba của những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nếu là người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trường hợp đối tượng có khó khăn, căn cứ quy định tại Điều 2 Nghị định số 76/2024/NĐ-CP ngày 01/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP trong điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này. Do vậy, đây là thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định nâng mức trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật là thế hệ thứ ba của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

2. Kiến nghị số 2

Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi là vợ, chồng hoặc các con, cháu của người cao tuổi và những người khác có nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định: trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội. Do vậy, đối với các trường hợp chưa được quy định cụ thể, việc xem xét, quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ghi nhận ý kiến của cử tri để tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật Người cao tuổi, làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Người cao tuổi vào thời điểm thích hợp./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    453 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.844.497
    Trong năm: 1.185.218
    Trong tháng: 139.636
    Trong tuần: 33.478
    Trong ngày: 3.713
    Online: 159