Cơ bản thống nhất với các với tiêu chí đánh giá, kết quả đạt được, những tồn tại, nguyên nhân và giải pháp trong thời gian tới được nêu trong báo cáo của Chính phủ, Ủy ban xã hội về thực hiện Nghị quyết 68/2013/QH13, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cường nêu 4 kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Đề nghị sớm ban hành định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước

Để các địa phương, cơ sở y tế chủ động trong việc lập kế hoạch điều phối,tuyển dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lựcthực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh, đặc biệt trongphòng công tác phòng chống dịch COVID19 hiện nay, cần phải có thông tư vềđịnh mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước, thay thế Thông tư 08/2007 đã hết hiệu lực từ tháng 2 năm 2020.

Cá thể hoá và xây dựng hệ thống cấp cứu trước viện thống nhất trên toàn quốc, theo hướng tích hợp, tinh gọn, không làm tăng đầu mối

Những năm gần đây mô hình bệnh tật gia tăng mạnh nhóm bệnh lý mạch máu như tim mạch, đột quỵ. Vấn đề tai nạn giao thông, tai nạn thương tích và các tình huống khẩn cấp khác chưa giảm một cách bền vững. Việc tổ chức mạng lưới cấp cứu 115 hiện nay có nhiều điểm bất cập: chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, số lượng xe cấp cứu hạn chế, thiếu hụt nhân lực và trang thiết bị, hạ tầng Công nghệ Thông tin và các trạm cấp cứu vệ tinh, tình trạng tắc đường ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp HCM, chương trình đào tạo PARAMEDIC chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế thẩm định, thu nhập và đời sống của nhân viên làm việc trong lĩnh vực cấp cứu trước viện, cấp cứu, hồi sức tích cực chưa tương xứng với công sức bỏ ra.... Tp HCM là một trong những địa phương có hệ thống cấp cứu trước viện được tổ chức tốt nhất hiện nay, nhưng cũng gặp nhiều khó khănvề nhân lựcvà cơ chế tài chính để mở rộng hệ thống. Do vậy,nhiều bệnh nhân, nạn nhân trong trường hợp cấp cứu ở các địa phương vẫnphải sử dụngcác phương tiện như ô tô cá nhân, taxi, xe máy, xe đạp, các phương tiện thô sơ vào khoa cấp cứu mà không được sơ cấp cứu ban đầu hoặc sơ cấp cứu không hợp lý làm tăng tỷ lệ tử vong, chi phí điều trị.

Theo đại biểu Cường,Bộ Y tế cần tổng kết, đánh giá hiệu quả của các mô hình, các trung tâm, đơn vị cấp cứu 115 đang triển khai hiện nay, học tập một số mô hình cấp cứu trước viện thành công trong khu vực, ví dụ như tại Thái Lan, cá thể hoá và xây dựng hệ thống cấp cứu trước viện thống nhất trên toàn quốc, theo hướng tích hợp, tinh gọn, không làm tăng đầu mốitheo đúng tinh thần NQ19 của BCH TW khoá XII, giúp giảm thiểu nguy cơ tử vong và giảm mức độ thương tật cho người bệnh, đặc biệt đối với các trường hợp nguy kịch, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật và tài chính cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Cần sớm ban hành Nghị định về đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sức khoẻ khi kéo dài thời gian đào tạo Bác sỹ y khoa

Từ thực tiễn công tác, đại biểu Cường nhận thấy mô hình đào tạo Bác sỹ y khoa theo mô hình truyền thống hiện nay có ưu điểm là đáp ứng nhanh được nhu cầu của xã hội nhưng người học không liên tục. Thời gian 6 năm, chỉ đủ trang bị cho sinh viên y khoa kiến thức nền tảng, chủ yếu là lý thuyết. Phần lớn bác sỹ học 6 năm ra trườngvề địa phương công tác, chưa thể làm việc được ngay, nhưng đa số các bác sỹ sau nhiều năm mới có điều kiện quay lại học nâng cao trình độ do thiếu người làm việc, nhiều bác sỹ hơn 50 tuổi mới học xong chương trình bác sỹ chuyên khoa cấp 2,thậm chí nhiều đơn vị y tế ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa thậm chí không thể cử bác sỹ đi học, dẫn tới chất lượng bác sỹ không đồng đều, ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh và quá tải ở tuyến trên. Do đó, đại biểu Cường đề nghị Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sức khoẻ, dựa trên đánh giá tính khả thi về kỹ thuật, về giải pháp tài chính khikéo dài thời gian đào tạo Bác sỹ y, để các trường Đại học Y có cơ sở để tổ chức thực hiện.

Tăng cường triển khai đào tạo trình độ cử nhân chuyên ngành Quản trị, Quản lý Bệnh viện

Đại biểu Cường cũng cho biết hiện nay có chỉ có một số ít trường Đại học trong cả nước đào tạo mã ngành này với chỉ tiêu tuyển sinh khiêm tốn dẫn tới thiếu hụt nhân lực làm việc chuyên về quản lý y tế, chính sách y tế trong các cơ sở y tế. Do vậy, đại biểu kiến nghị các trường Đại học khối ngành sức khoẻ, khối ngành kinh tế cần phối hợp tăng cường triển khai đào tạo trình độ cử nhân chuyên ngành Quản trị, Quản lý Bệnh viện; các trường Y đưa các môn học Quản lý chất lượng Bệnh việnlà nội dungchính khoá, bắt buộctrong chương trình đào tạo đại học, sau đại học tại các trường đại học Y khoa giúp học viên không chỉ nâng cao trình độ chuyên môn y khoa mà còn nâng cao năng lực quản lý đội nhóm, khoa, phòng, đơn vị, tăng năng suất lao động, tối ưu hoá sử dụng các nguồn lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

                  


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.332.216
    Trong năm: 985.642
    Trong tháng: 92.077
    Trong tuần: 25.147
    Trong ngày: 312
    Online: 49