Ngày 30/12/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 9362/BKHĐT-TH về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau: a) Kiến nghị nghiên cứu, xem xét tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; sớm ban hành Nghị quyết, quyết định thay thế nghị quyết, quyết định để thực hiện trong giai đoạn mới: Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/20216 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg ngày 09/9/2019 của Chính phủ về tín dụng đối với người lao động tại các huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020. b) Theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm, tầm nhìn đối với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh từ 20 - 30 năm; theo Luật Quy hoạch đô thị, thời hạn đối với quy hoạch chung đô thị là 10-15 năm, tầm nhìn là 20-25 năm; theo Luật Xây dựng, thời hạn đối với quy hoạch chung là 10–20 năm, tầm nhìn là 20-25 năm. Do đó, đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, rà soát, điều chỉnh thời hạn các quy hoạch cho phù hợp, tạo tính gắn kết giữa các quy hoạch và đảm bảo thời hạn của quy hoạch cấp dưới phải tuân thủ, phù hợp với quy hoạch cấp trên. c) Kiến nghị Chính phủ: Xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện chung sống lâu dài với đại dịch Covid-19; Tiếp tục thực hiện các giải pháp phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Trả lời:

a) Về kiến nghị tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh, sản xuất chịu nhiều tác động do dịch Covid-19, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh trong và sau dịch Covid-19, Chính phủ cùng các Bộ, ngành đã triển khai nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; chính sách về bảo hiểm xã hội, công đoàn hỗ trợ người lao động... Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cả nhân và tiền thuê đất trong năm 2021; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/09 2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong bối cảnh Covid-19; Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/09/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 sửa đổi Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19; Nghị quyết số 128/NO-CP ngày 11/10/2021 quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tình hình dịch bệnh kiểm soát được trên phạm vi toàn quốc; Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 (triển khai Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15) hướng dẫn 4 nhóm giải pháp miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19, theo đó nhiều đối tượng sẽ được giảm tới 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021,...

Theo phản ánh của các hiệp hội, doanh nghiệp, các chính sách và giải pháp nêu trên đã góp phần quan trọng và tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương. Việc ban hành kịp thời hướng dẫn khôi phục sản xuất, kinh doanh theo tình hình mới đã giúp nhiều doanh nghiệp và người lao động quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tốt cho tăng trưởng của địa phương và cả nước.

Hiện nay, Chính phủ đang hoàn thiện, trình Quốc hội ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là Chương trình tổng thể có quy mô đủ lớn, đảm bảo an toàn, an sinh xã hội cho người dân, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn phục hồi nền kinh tế. Chương trình phục hồi sẽ tập trung vào các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng có năng lực cạnh tranh, khả năng phục hồi nhanh như: du lịch, dịch vụ lưu trú và ăn uống, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, vận tải hành khách và các ngành, lĩnh vực có cơ hội phát triển nhanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn cho nền kinh tế, nhất là thương mại điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số. Các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung vào khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ dòng tiền, ổn định tài chính cho doanh nghiệp, trong đó dự kiến tiếp tục các chính sách giãn thời hạn nộp thuế, giãn nợ, cấp bù lãi suất để hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Việc hỗ trợ này dự kiến được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có năng lực cạnh tranh nhưng gặp khó khăn về dòng tiền do tác động của đại dịch.

b) Về kiến nghị sớm ban hành Nghị quyết, quyết định thay thế Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/20216 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, trên cơ sở Báo cáo tổng kết 5 năm tình hình thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và yêu cầu thực tiễn về phát triển của khu vực doanh nghiệp trong giai đoạn 5 năm tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm mục tiêu, định hướng các giải pháp chính sách mang tính dài hạn cho toàn giai đoạn để hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phát triển (dự kiến trình Chính phủ xem xét ban hành trong tháng 12 năm 2021), trong đó tập trung vào các nhóm giải pháp: (i) Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, minh bạch, công bằng, tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển. (ii) Kích cầu nội địa, thúc đẩy mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. (iii) Hỗ trợ tăng cường tiếp cận tài chính. (iv) Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. (v) Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho doanh nghiệp; đào tạo, tư vấn nâng cao kỹ năng, chuyển đổi ngành nghề lao động, lĩnh vực kinh doanh mới. (vi) Tăng cường liên kết doanh nghiệp, tham gia chuỗi giá trị. (vii) Hỗ trợ phục hồi, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt trong một số ngành kinh tế mũi nhọn. (viii) Nâng cao hiệu quả hoạt động và khai thác dư địa của khu vực doanh nghiệp nhà nước.

c) Về tín dụng đối với người lao động tại các huyện nghèo đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

Ngày 09/9/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg (thay thế Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009) về phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 và quy định các nội dung hướng dẫn vay vốn đối với người lao động sinh sống tại huyện nghèo để thực hiện đến ngày 31/12/2020. Sau thời điểm Quyết định 27/2019/QĐ-TTg hết hiệu lực thi hành, chính sách vay vốn ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm và các quy định về vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội.

d) Về đề nghị xem xét, rà soát, điều chỉnh thời hạn các quy hoạch cho phù hợp tạo tính gắn kết giữa các quy hoạch và đảm bảo thời hạn của quy hoạch cấp dưới phải tuân thủ, phù hợp với gia hoạch cấp trên.

Theo quy định của Luật Quy hoạch, hệ thống quy hoạch quốc gia gồm: (i) Quy hoạch cấp quốc gia (quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch sử dụng đất quốc gia: quy hoạch ngài quốc gia); (ii) Quy hoạch vùng; (ii) Quy hoạch tỉnh; (iv) Quy hoạch đơn vị hành chính đặc biệt: (v) Quy hoạch đô thị, nông thôn và thời kỳ của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm nhằm đảm bảo tính thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp phân quyền giữa các cơ quan nhà nước. Như vậy, Luật Quy hoạch đã quy định tính thống nhất về thời kỳ giữa các cấp quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia trong đó có quy định về thời kỳ quy hoạch đối với Quy hoạch đô thị, nông thôn.

- Tại Điều 28 Luật Quy hoạch, nội dung quy hoạch và việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thực hiện theo quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng (Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng) nhằm cụ thể hóa phương án phát triển đô thị tỉnh lỵ và các thành phố, thị xã, thị trấn trên địa bàn; trong quá trình thực hiện cần đảm bảo tuân thủ mối quan hệ giữa các loại quy hoạch là quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn phải phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh (được quy định tại Điều 6 Luật Quy hoạch) trong đó có yêu cầu về thời kỳ quy hoạch.

- Theo nguyên tắc xây dựng các luật, pháp lệnh sửa đổi một số điều có liên quan đến quy hoạch đã được Quốc hội thông qua, việc lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia phải bảo đảm thực hiện, thống nhất với Luật Quy hoạch; do vậy, Bộ Xây dựng cần nghiên cứu, điều chỉnh thời kỳ quy hoạch tại Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật về quy hoạch và tránh chồng chéo nội dung giữa các loại quy hoạch gây khó khăn trong quá trình thực hiện trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.

d) Về kiến nghị xây dựng các phương án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện chung sống lâu dài với đại dịch Covid-19; Tiếp tục thực hiện các giải pháp phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay. Chương trình đã được trình Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ nhất năm 2022. Đây là Chương trình có quy mô tổng thể đủ lớn, đảm bảo an toàn, an sinh xã hội cho người dân, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn phục hồi nền kinh tế. Các chính sách hỗ trợ sẽ tập trung vào khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa để hỗ trợ dòng tiền, ổn định tài chính cho doanh nghiệp. Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đề ra như sau:

- Mở cửa nền kinh tế gần với phòng, chống dịch, đầu tư nâng cao năng lực y tế, triển khai hiệu quả Chương trình tổng thể về phòng, chống dịch Covid-19; bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định với chi phí phòng, chống dịch hợp lý cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm, hỗ trợ chi phí thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm; cho vay ưu đãi hỗ trợ giải quyết việc làm và một số đối tượng ưu tiên; đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung cầu lao động.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thông qua các chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí; hỗ trợ chi phí đầu vào cho doanh nghiệp; cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi vay; hỗ trợ lãi suất cho vay trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ hoặc có khả năng phục hồi, các lĩnh vực bị thiệt hại nặng hoặc những lĩnh vực ưu tiên.

- Phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có sức lan tỏa lớn, tác động nhanh đến phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng, địa bàn động lực tăng trưởng, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, khả năng hấp thụ vốn và giải quyết ngay những khó khăn, hạn chế của ngành, lĩnh vực.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; đẩy nhanh việc rà soát, tháo gỡ các rào cản về thể chế, quy định pháp luật cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, điều chỉnh linh hoạt các công cụ chính sách vĩ mô để kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn. Kiểm soát bội chi, nợ công trong ngưỡng an toàn; giám sát chặt chẽ, có giải pháp xử lý nợ xấu phù hợp; đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    370 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.267.474
    Trong năm: 978.400
    Trong tháng: 89.252
    Trong tuần: 17.700
    Trong ngày: 2.198
    Online: 48