Ngày 07/01/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 125/BTNMT-PC về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau: 1. Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, trong đó sửa đổi, bổ sung một số nội dung như: (i) Quy định rõ ràng, cụ thể các quyền của đại diện chủ sở hữu quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. (ii) Bổ sung việc giao đất, cho thuê đất đối với nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất được lựa chọn theo pháp luật về đầu tư, đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với trường hợp thực hiện theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng liên danh, (iii) Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đầu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật đầu tư, (iv) Bổ sung quy định về hình thức, thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với loại đất sử dụng vào mục đích nhà tang lễ, nhà hỏa táng: (v) Quy trình thực hiện thu hồi đất các dự án vi phạm theo Điều 64 Luật Đất đai năm 2013...

Ngày 27/7/2021, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 17/2021/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021. Theo đó, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội cho ý kiến lần 01 tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5 năm 2022), cho ý kiến lần 02 tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10 năm 2022). Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 24/8/2021 về việc phân công cơ quan chủ trì xây dựng Luật, theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì chuẩn bị dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Chính phủ trước 10/01/2022. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-BTNMT ngày 27/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thành lập Ban Soạn thảo Tổ biên tập Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); ban hành Quyết định số 1784/QĐ BTNMT ngày 20/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy chế hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập và Kế hoạch chi tiết xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi), phối hợp với các thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập nghiên cứu, xây dựng các nội dung của dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Hiện nay. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung hoàn thiện nội dung Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Chính phủ và Quốc hội đúng theo kế hoạch đã đề ra. Do vậy, các kiến nghị của cử tri sẽ được xem xét trong quá trình hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi trong thời gian tới.

 2. Xem xét sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực (01/01/2022).

 Thực hiện Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường, trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học xây dựng Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định tại Tờ trình số 79/TTr-BTNMT ngày 30/10/2021 và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện, đẩy nhanh tiến độ ban hành của Nghị định.

3. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ liên quan có hướng dẫn công nghệ xử lý chất thải rắn và công nghệ tái chế chất thải thống nhất từ Trung ương đến địa phương làm cơ sở để các địa phương thực hiện. Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất thuộc ngành nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia công tác bảo vệ môi trường, xem xét sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó có nội dung ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn để địa phương thực hiện theo như đề nghị của cử tri. Các quy định về cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường cũng đã được quy định cụ thể tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đồng thời được quy định chi tiết tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định tại Tờ trình số 79/TTr-BTNMT ngày 30/10/2021.

4. Đề nghị nghiên cứu các quy định về lực lượng thanh tra chuyên ngành về môi trường thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường quy định chức năng Phòng bảo tồn đa dạng sinh học theo Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 10/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030” để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học.

Đối với kiến nghị quy định về lực lượng Thanh tra chuyên ngành về môi trường thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường: hiện nay, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành chưa có quy định về giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho Chi cục Bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ để nghiên cứu, chính sửa, bổ sung quy định nêu trên khi thực hiện chỉnh sửa Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012.

Đối với kiến nghị quy định về Phòng bảo tồn đa dạng sinh học: Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 29/05/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện đã quy định chức năng, nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể về Phòng bảo tồn đa dạng sinh học trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là không phù hợp với quy định chung cho tất cả các địa phương vị cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở được thực hiện theo tiêu chí thành lập tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (được sửa đổi tại khoản Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ), trong đó quy định cụ thể: “Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III" Với số lượng biên chế như vậy là không phù hợp để quy định chung về Phòng bảo tồn đa dạng sinh học cho tất cả các địa phương.

5. Đề nghị nghiên cứu các quy định về lực lượng Thanh tra chuyên ngành về môi trường thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường; quy định chức năng phòng bảo tồn đa dạng sinh học theo Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 10/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ Trung ương đến địa phương giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030" để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đa dạng sinh học.

Đối với kiến nghị quy định về lực lượng Thanh tra chuyên ngành về môi trường thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường: Hiện nay, Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành chưa có quy định về giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho Chi cục Bảo vệ môi trường. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Thanh tra Chính phủ để nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung quy định nêu trên khi thực hiện chỉnh sửa Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012.

 Đối với kiến nghị quy định về Phòng bảo tồn đa dạng sinh học: Thông tư số 05/2021/TT-BTNMT ngày 29/05/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện đã quy định chức năng, nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể về Phòng bảo tồn đa dạng sinh học trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường là không phù hợp với quy định chung cho tất cả các địa phương vì cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở được thực hiện theo tiêu chí thành lập tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ), trong đó quy định cụ thể. “Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III”. Với số lượng biên chế như vậy là không phù hợp để quy định chung về Phòng bảo tồn đa dạng sinh học cho tất cả các địa phương.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


Tin cùng chuyên mục

 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    542 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.176.668
    Trong năm: 1.346.593
    Trong tháng: 145.604
    Trong tuần: 29.682
    Trong ngày: 2.865
    Online: 86