Ngày 12/8/2022, Bộ Tư pháp đã có Văn bản số 2949/BTP-VP về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:
Kiến nghị số 1: Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội xem xét, sửa đổi khoản 2, Điều 145, Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng bổ sung thêm tình tiết định khung "Tái phạm nguy hiểm"; sửa đổi Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 theo hướng quy định cụ thể hơn về “mức độ cản trở người thi hành công vụ sẽ bị xử lý hình sự”.
Trả lời:
a) Về kiến nghị sửa đổi khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) theo hưởng bổ sung thêm tình tiết định khung "Tái phạm nguy hiểm".
Về cơ bản, các tình tiết này được kế thừa và cụ thể hóa từ các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em của BLHS năm 1999 (trừ tình tiết “đối với người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh mới được bổ sung tại Điều 145 BLHS năm 2015).
Đối với tình tiết "tái phạm nguy hiểm", mặc dù Điều 145 BLHS năm 2015 không quy định là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 2 hoặc khoản 3; tuy nhiên, tại Điều 52 BLHS về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì "tái phạm nguy hiểm" là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm b khoản 1. Do đó, tình tiết “tái phạm nguy hiểm” sẽ được các cơ quan tiến hành tố tụng quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, trong thời gian tới, trên cơ sở đánh giá, tổng kết thực tiễn thi hành các quy định BLHS năm 2015, trong đó có thực tiễn áp dụng Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan tiếp tục nghiên cứu để đề xuất hoàn thiện quy định về định khung hình phạt đối với tội danh này.
b) Về kiến nghị sửa đổi Điều 330 BLHS năm 2015 theo hướng quy định cụ thể hơn về "mức độ cản trở người thi hành công vụ sẽ bị xử lý hình sự".
Điều 330 BLHS năm 2015 quy định tội chống người thi hành công vụ. Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác căn trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì sẽ xem xét xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ. Như vậy, theo quy định tại Điều 330 BLHS thì đây là tội danh có cấu thành hình thức. Theo đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ chi căn cứ vào hành vi vi phạm của người phạm tội, đó là người vi phạm có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác căn trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật hay không. Quy định này xuất phát từ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi chống người thi hành công vụ, hành vi này xâm phạm hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong các lĩnh vực quản lý hành chính của Nhà nước. Các mức độ cản trở người thi hành công vụ của người phạm tội được thể hiện qua các tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 2 Điều luật gồm: “có tổ chức", "phạm tội 02 lần trở lên", "xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội”; “gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên", "tái phạm nguy hiểm".
Kiến nghị số 2: Đề nghị bổ sung vào Chương III Nghị định số 71/2016/NĐ-CP quy định những trường hợp không bị xử lý kỷ luật trong thi hành án hành chính; trong đó, đề nghị sửa khoản 1, Điều 27 theo hướng “Cơ quan, tổ chức, cá nhân cố ý không chấp hành án hoặc cản trở thi hành án hành chính thì tùy tính chất, mức độ mà bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật có liên quan”, bỏ thủ tục yêu cầu thi hành án hành chính quy định tại Chương II Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, tại khoản 1, Điều 11 quy định: “Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 11 Luật Tổ tung hành chính mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính” và quy định cụ thể về trách nhiệm chủ động thị hành án hành chính của người phải thi hành, trách nhiệm cơ quan giảm sát, theo dõi, chấm điểm, xử lý kỷ luật đối với người phải thi hành án hành chính mà vì phạm thời hạn thi hành. Trong đó, quy định rõ các hình thức xử lý kỷ luật, làm cơ sở cho việc tổ chức thực hiện, đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính trong quá trình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực nhằm hạn chế tối đa các khiếu kiện xảy ra tại Tòa án làm phát sinh các vụ việc phải thi hành.
Trả lời:
1. Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản và có các văn bản yêu cầu UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh để nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác Thi hành án hành chính. Đồng thời, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 97/BC-BTP về việc sơ kết 05 năm triển khai thi hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Trong đó, đánh giá những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 71/2016/NĐ-CP, trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử lý trách nhiệm đối với người phải thi hành án không chấp hành án hành chính; quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong thi hành án hành chính cũng như quy định về thời hạn, trình tự thủ tục thi hành án hành chính.
2. Bộ Tư pháp xin ghi nhận kiến nghị của cử tri về những vướng mắc cụ thể của Nghị định số 71/2016/NĐ-CP. Trong thời gian tới, thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp tiếp tục rà soát những khó khăn, vướng mắc, trong đó có các vướng mắc cử tri nêu trên để nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định của Nghị định số 71/2016/NĐ-CP.
Kiến nghị số 3: Đề nghị Chính phủ cần có văn bản chỉ đạo cơ quan hành chính địa phương khi tham gia tố tụng trong vụ án hành chính với tư cách là người bị kiện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (trong các vụ án dân sự có yêu cầu hủy quyết định cá biệt), thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về nghĩa vụ tham gia các phiên đối thoại, tham gia phiên tòa và cung cấp chứng cứ khi Tòa án yêu cầu, bảo đảm cho Tòa án giải quyết vụ án đúng thời hạn pháp luật quy định, tránh gây bức xúc cho người dân.
Trả lời:
Trong thời gian qua, để thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tố tụng hành chính, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hay ban hành văn bản theo thẩm quyền, trong đó yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, vi phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ tham gia quá trình giải quyết vụ án hành chính và thi hành bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính; thực hiện, chỉ đạo thực hiện đầy đủ pháp luật tố tụng hành chính với một số nội dung cơ bản: tiếp tục tổ chức quán triệt, chấp hành và chỉ đạo chấp hành nghiêm Luật Tố tụng hành chính năm 2015; Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án; đặc biệt là các quy định về trách nhiệm cung cấp chứng cứ, tham gia đối thoại, tham gia phiên tòa và ủy quyền tham gia tố tụng theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2015. Trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản, cụ thể như sau:
Một là, Tiếp tục chỉ đạo, quán triệt việc chấp hành nghiêm pháp luật về TTHC và THAHC trong bộ máy hành chính nhà nước. Trong đó, đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND với tư cách là người đứng đầu trong việc chỉ đạo và trực tiếp tham gia đối thoại, tham dự các phiên tòa xét xử của Tòa án đối với các QĐHC, HVHC của UBND và Chủ tịch UBND bị khởi kiện.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với UBND các cấp trong công tác thi hành án hành chính. Cấp ủy Đảng tại các địa phương cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi hành án hành chính, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp ủy. Xác định rõ trách nhiệm của Bí thư cấp ủy và Bí thư Ban Cán sự Đảng - Chủ tịch UBND trong công tác thi hành án hành chính, coi kết quả thi hành án hành chính là tiêu chỉ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, người đứng đầu, cán bộ, công chức. Xác định trách nhiệm nêu gương của Chủ tịch UBND trong việc chấp hành các bản án, quyết định của Tòa án.
Ba là, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thi hành án hành chính đảm bảo phù hợp thực tiễn, đáp ứng tính khả thi. Cần bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để sớm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quy định pháp luật về thi hành án hành chính.
Bốn là, nâng cao chất lượng các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính. Việc nâng cao chất lượng các bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được xem là yếu tố đầu tiên, có ý nghĩa rất lớn đến hiệu quả công tác thi hành án hành chính. Tòa án với chức năng xét xử của mình cần đưa ra các phán quyết không chỉ dùng quy định của pháp luật mà còn bảo đảm tính khả thi, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn, tránh tình trạng tồn tại một số bản án tuyên chung chung, thiếu rõ ràng và không khả thi trên thực tế. Do đó, đòi hỏi Thẩm phán không chỉ nắm chắc các quy định của pháp luật về xét xử các vụ án hành chỉnh mà còn nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan để bảo đảm bản án khi được ban hành được thi hành trên thực tế.
Năm là, Củng cố, kiện toàn cơ sở vật chất, nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ công chức tại các bộ, ngành, địa phương; trong đó, tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước (được giao tham mưu ban hành QĐHC, thực hiện HVHC, tổ chức THAHC).
Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu quản lý nhà nước về thi hành án hành chính. Chủ động phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc thực hiện nghiêm Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP về công tác THAHC, đặc biệt là công tác phối hợp liên ngành từ Trung ương đến địa phương để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong chấp hành pháp luật TTHC và THAHC của UBND, Chủ tịch UBND các cấp (thời gian giải quyết vụ án hành chính; xét xử bảo đảm tính khả thi và tuyên rõ nghĩa vụ phải thi hành của cơ quan nhà nước; kịp thời giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ, chưa cụ thể, đính chính sai sót trong bản án, quyết định để thi hành); phối hợp liên ngành hướng dẫn những vấn đề chưa rõ, còn có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan trong quá trình chấp hành Luật TTHC năm 2015 và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP./.