Cử tri đề nghị tăng thêm nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí cho các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó quan tâm ưu tiên bố trí vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2015 để giảm bớt khó khăn cho tỉnh trong quá trình thực hiện. Vì hiện nay, kế hoạch ngân sách trung ương để thực hiện Chương trình chỉ đáp ứng khoảng 26,7% nhu cầu, trong khi đó, nguồn vốn ngân sách tỉnh rất hạn hẹp, hằng năm phải nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương 50% - 70% nên rất khó khăn trong việc bố trí vốn đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ngày 06/01/2023, Ủy ban Dân tộc đã có Văn bản số 35/UBDT-CSDT về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 10 Dự án thành phần. Dự kiến tổng mức vốn để thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 là 137.664.959 tỷ đồng, trong đó: (1). Vốn ngân sách trung ương: 104.954,011 tỷ đồng; bao gồm: Vốn đầu tư: 50.629,163 tỷ đồng; Vốn sự nghiệp: 54.324,848 tỷ đồng: (2). Vốn ngân sách địa phương: 10.016,721 tỷ đồng (2). Vốn vay tín dụng chính sách: 19.727,020 tỷ đồng (4). Vốn huy động hợp pháp khác: 2.967,207 tỷ đồng. Như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương cao hơn so với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (vốn NSTW: 39.632 tỷ đồng) và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (vốn NSTW: 48.000 tỷ đồng).

Ngày 22/5/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 517/NQ-UBTVQH15 về việc phân bổ vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia. Trên cơ sở đó, ngày 28/5/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 652/QĐ-TTg về việc giao vốn kế hoạch đầu tư phát triển nguồn NSTW giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia và Quyết định số 653/QĐ-TTg về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia. Như việc phân bố vốn đầu từ công của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng và các Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung đã tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức và thực hiện ưu tiên theo quy định.

Tại điểm b khoản 2 Điều 6 Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 quy định: "Đối với các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương:

Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 70% trở lên: Hằng năm, ngân sách địa phương bố trí đối ứng tối thiểu bằng 05% tổng ngân sách trung trong hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương. Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương từ 50% đến dưới 70%, Hằng năm, ngân sách địa phương bố trí đối ứng tối thiểu bằng 10% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương.

Các địa phương nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương dưới 50% và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa. Hằng năm, ngân sách địa phương bố trí đối ứng tối thiểu bằng 15% tổng ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình cho địa phương".

Tại điểm a, khoản 5 Điều 7 Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: “Căn cứ nguyên tắc tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương được quy định tại Quyết định này, đặc điểm tình hình thực tế của địa phương, xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm cho các ngành, các cấp của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định".

Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm ưu tiên nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để phát huy hiệu quả của Chương trình, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, Ủy ban Dân tộc. đề nghị các địa phương: Bố trí ngân sách đối ứng theo quy định; tập trung đầu tư, hỗ trợ các xã, thôn, bản khó khăn nhất, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù; ưu tiên cho các địa bàn còn thiếu hụt cơ sở hạ tầng thiết yếu; phân bổ vốn đầu tư Chương trình tập trung, không phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    367 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 3.208.590
    Trong năm: 981.568
    Trong tháng: 96.984
    Trong tuần: 25.470
    Trong ngày: 907
    Online: 86