Ngày 01/02/2024, Ủy ban Dân tộc đã có Văn bản số 201/UBDT-CSDT về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, cụ thể như sau:

1. Câu hỏi số 1:

“Việc thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đổi với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đề nghị trình Chính phủ xem xét, giao việc quản lý người có uy tín cho một đơn vị quản lý".

Trả lời:

Tại điểm b khoản 7 Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “c) Giao Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh là cơ quan Thường trực, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quyết định này; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương tổ chức thực hiện chế độ, chính sách và phát huy vai trò của người có uy tín theo nhiệm vụ được giao; định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban Dân tộc theo quy định”.

Như vậy, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh là cơ quan trực tiếp tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, phân công quản lý, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn tỉnh.

2. Câu hỏi số 2:

"Đề nghị Ủy ban Dân tộc tham mưu trình Chính phủ có giải pháp hỗ trợ cho những đối tượng thuộc các xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020 nay không còn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo các chế độ chính sách an sinh xã hội giúp đồng bào giảm bớt khó khăn, như: Chính sách mua thẻ Bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế, chính sách về giáo dục hỗ trợ học sinh, chính sách phát triển giáo dục mầm non, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức... theo Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 13/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc của Quốc hội về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016-2021".

Trả lời:

Ngày 30/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành văn bản số 7957/VPCP-QHĐP chỉ đạo 6 Bộ, ngành (Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài Chính, Nội vụ, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc) theo chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể đối với các chính sách đã ban hành báo cáo cấp có thẩm quyền tại thời điểm phù hợp, bảo đảm kết quả phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và nâng cao sinh kế cho người dân. Trong đó tập trung giải quyết 12 chính sách thuộc các lĩnh vực: Bảo hiểm y tế, sức khỏe sinh sản, hỗ trợ học sinh, sinh viên, giáo dục mầm non, các chính sách đối với nhà giáo, chính sách thu hút cán bộ đến vùng đặc biệt khó khăn, chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh và thương nhân hoạt động trên địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Đến nay, kết quả triển khai của các Bộ ngành như sau:

- Bộ Y tế đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Trong đó, đã bổ sung đối tượng là các xã khu vực II, khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2016-2020 nay không có tên trong Quyết định số 861/QĐ-TTg được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm y tế.

- Bộ Tài chính đã hoàn thành dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 và chính sách tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng mở rộng địa bàn thụ hưởng, bao gồm các xã thuộc vùng khó khăn và các thôn đặc biệt khó khăn nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả và mở rộng vốn tín dụng ưu đãi đối với vùng đồng bào DTTS&MN theo chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 88/2019/QH14.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BGDĐT ngày 06/2/2023 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú (thay thế Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 và Thông tư số 30/2015/TT-BGDĐT ngày 11/12/2015); Thông tư số 04/2023/TT- BGDĐT ngày 23/2/2023 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (thay thế Thông tư số 01/2016/TT-BGDĐT ngày 15/01/2016). Hoàn thành dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 116/2016/NĐ- CP ngày 18/7/2016 quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và đang tiếp tục hoàn thiện theo hướng mở rộng đối tượng, tăng mức hỗ trợ để trình Chính phủ xem xét, quyết định trong quý 1/2024.

- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các chính sách, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập, giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thay thế cho Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội khẳng định, cùng với thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 và các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động gồm cả đối tượng thuộc xã khu vực III, khu vực II, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã được ban hành đầy đủ, Bộ không đề xuất bổ sung, sửa đổi chính sách. Ngày 31/12/2023, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ- CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

- Bộ Nội vụ: Đã tổ chức rà soát và nêu rõ các xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào DTTS không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nên không nghiên cứu, sửa đổi Nghị định 76/2019/NĐ-CP.

- Ủy ban Dân tộc: Đã tổ chức rà soát Đề án Thí điểm cấp ra-đi-ô cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 1860/QĐ- TTg ngày 23/11/2017, tích hợp thành Tiểu dự án 1 của Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025. Hoàn thành việc hướng dẫn theo Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 và Thông tư sửa đổi số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 thực hiện theo hướng phân cấp cho địa phương trong việc cung cấp phương tiện nghe, nhìn nhằm phù hợp với nhu cầu thực tế của các đối tượng thụ hưởng.

Như vậy, đến nay các Bộ, ngành đã khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, cơ bản tháo gỡ được khó khăn vướng mắc cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật hiện hành, nhất là một số vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp, như: Hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, hỗ trợ học sinh và mở rộng tín dụng ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Câu hỏi số 3:

"Đề nghị sớm có hướng dẫn cụ thể Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21/8/2023 để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện. Bởi, Tại mục 2, Điều 55 của Thông tư hướng dẫn số 02/2022/TT-UBDT nêu: Đối tượng: Hộ nghèo thuộc danh sách dân tộc còn gặp nhiều khó khăn theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 9, mục III Chương trình ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Hướng dẫn theo Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc như trên chưa cụ thể, rõ ràng chưa có định mức hỗ trợ, cách thức tổ chức hỗ trợ".

Trả lời:

Ngày 21/6/2023, Ủy ban Dân tộc đã có công văn số 1017/UBDT-DTTS gửi các địa phương về việc tạm dừng triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư có thu hồi vốn theo hộ hoặc cộng đồng chăn nuôi, phát triển sản xuất thông qua vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi đặc biệt đối với các hộ dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn (quy định tại Khoản 2 Điều 55 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc). Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đang nghiên cứu đề nghị sửa đổi bổ sung Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ để quy định cách thức hỗ trợ phù hợp với thực tiễn./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:


 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
     Bình chọn
    Đánh giá của bạn về Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa
    542 người đã bình chọn
    Thống kê truy cập
    Thống kê: 4.178.512
    Trong năm: 1.347.572
    Trong tháng: 142.733
    Trong tuần: 30.761
    Trong ngày: 123
    Online: 69